Dinh Cô là di tích lịch sử được Bộ Văn Hóa công nhận là di tích Lịch Sử – Văn Hóa cấp Quốc gia và được người Việt Nam ta ví như ngôi đền lịch sử của dân tộc Việt, là chốn linh thiêng cất giữ và bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống của nước ta. Nơi đây thường là chốn cầu nguyện của rất nhiều người dân vùng biển. Vậy khu đền này thực sự tuyệt vời đến đâu?
Dinh Cô nằm ở tỉnh thành nào? Xây dựng năm nào?
Dinh Cô hiện đang tọa lạc tại một trong số các tỉnh thành đẹp nhất tại Việt Nam, nằm bên cạnh bờ biển của thị trấn Long Hải, thuộc địa phận huyện Long Điền của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Vị trí này được đánh giá là vô cùng đắc địa, là nơi vừa thu nhiều khách du lịch ghé thăm vừa tỏa ra một nguồn năng lượng tâm linh tích cực, giúp cho mọi điều ước nguyện của người dân sớm được thực hiện.
Tính đến nay, dinh cũng đã trải qua nhiều lần trùng tu và mở rộng diện tích, tổng diện tích ở thời điểm hiện tại đã đạt trên 1000 mét vuông. Không một ai biết được chính xác thời điểm xây dựng dinh mà chỉ biết nó được khởi công đặt nền móng xây dựng vào cuối thế kỷ XVIII. Kể từ lần đầu xây dựng cho đến nay, Dinh Cô vẫn luôn thờ một cô gái trẻ xấu số gặp nạn trên đường ra biển cùng cha.
Truyền thuyết về Dinh Cô
Như đã đề cập, mục đích xây dựng ban đầu của Dinh Cô chỉ là để thờ cúng cô gái trẻ xấu số mang tên Lê Thị Hồng, quê ở huyện Tam Quan, tỉnh Bình Định gặp nạn trong một lần lênh đênh trên biển cùng cha vào Sài Gòn. Trên hành trình di cư ấy, Hồng không may bị rớt xuống biển và tử nạn ngay sau đó, xác của cô được dân làng tìm thấy ở hòn Hang.
Ngay khi vừa thấy xác của cô gái trẻ, dân làng vì một phần cũng lo sợ, một phần vì tiếc thương cho người con gái hồng nhan bạc mệnh ấy mà đã tận tình chôn cất cô ở gò đất ven biển. Tại thời điểm ma chay, không một ai nghĩ ngợi bất cứ điều gì về cái chết thương tâm của Hồng, mãi cho đến sau này, Hồng liên tục hiển linh, báo mộng cho người dân về mọi điềm lành, điềm dữ sắp xảy ra trong làng.
Thật kỳ lạ, tất cả những điềm báo đến từ cô gái trẻ ấy đều trở thành hiện thực và đứng trước thế lực tâm linh này, người dân trong làng đã thống nhất lập đền thờ, sau là Dinh Cô, phong cho Hồng danh xưng: “Long Hải Thần nữ Bảo an Chánh trực Nương nương Chi thần”. Trong quyển Đại Nam thống chí cũng đã ghi rõ về sự tích cô gái trẻ mang tên Lê Thị Hồng và câu chuyện bên cạnh bờ biển đầy linh thiêng này.
Quá trình xây dựng Dinh Cô
Dinh Cô ban đầu chỉ là ngôi miếu nhỏ được người dân trong làng lập nên bằng mái tranh vách đất, nằm kế bên bãi biển. Tuy nhiên, vì không được xây dựng bằng vật liệu kiên cố nên trong một trận sóng lớn, đất cát bị lở làm ảnh hưởng đến ngôi miếu, người dân buộc phải di dời nó lên chân núi. Mãi cho đến năm 1930, các vị Tiền hiền và người dân trong vùng mới quyết định cùng nhau xây dựng lại dinh.
Với tổng số tiền được quyên góp từ người dân, Dinh Cô được xây cất lại với diện tích rộng hơn, các cột chắn vững chắc hơn, có thể ngăn được những cơn thịnh nộ của mẹ thiên nhiên. Nhưng đáng buồn thay, một lần nữa, cơn hỏa hoạn tối mùng 8 tháng Giêng năm 1987 đã thiêu rụi toàn bộ công sức của người dân vùng biển, đám cháy lan rộng và phá hủy hoàn toàn khu vực chánh điện chỉ trong nháy mắt.
Sau đó, người dân lại một lần nữa trùng tu lại nơi này vào năm 2006 và bảo tồn nó cho đến tận ngày nay. Ở hiện tại, Dinh Cô tổng diện tích trên 1000m2, hai bên cổng được đặt tượng rồng và cọp đầy uy lực. Khu vực chính điện được bày trí với 7 bàn thờ với trung tâm là cô gái tên Lê Thị Hồng. Ngoài ra, phía sau bàn thờ Cô còn là bàn của những vị thánh tâm linh khác, trong đó có bàn thờ của Quan Thế Âm Bồ Tát,….
Kiến trúc đặc trưng
Như đã đề cập, trải qua nhiều lần trùng tu và quá trình xây dựng đầy gian nan thì hiện nay Dinh Cô đã trở thành ngôi đền với lối kiến trúc đặc trưng, mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam. Kiến trúc của nơi thờ được chia làm hai khu vực chính đó là khu vực chính điện và khu vực bên ngoài chính điện. Nhìn chung, cả hai khu vực đều có những nét tương đồng trong thiết kế nhưng vẫn tạo được điểm nhấn riêng.
Khu vực chính điện của Dinh Cô
Trong tín ngưỡng thờ cúng, khu vực chính điện được định nghĩa là khu vực thờ cúng chính của một ngôi đền hoặc ngôi chùa bất kỳ. Tại Dinh Cô, khu vực chính điện bao gồm 7 bàn thờ chính, trong đó bàn thờ trung tâm là bàn thờ Bà Cô (hay nói cách khác là cô gái trẻ đoản mệnh Lê Thị Hồng). Bức tượng Cô được tạc cao hơn 0,5m, mặc áo choàng đỏ gắn kim tuyến đầy uy lực với chiếc mão gắn ngọc.
Khu vực ngoài chính điện tại Dinh Cô
Bên ngoài khu vực thờ cúng chính, ngư dân địa phương còn lập bàn thờ nhằm mục đích thờ cúng các vị thần, các Cô, thờ Phật,… với ước nguyện thế giới tâm linh sẽ phù hộ cho ngư dân thượng lộ bình an trên mỗi chuyến tàu ra khơi. Các bàn thờ linh thiêng khác được đặt tại Dinh Cô: Bàn thờ Cửu Thiên Huyền Nữ, Chúa Ngọc Nương Nương, Chúa Tiên Nương Nương, Chư vị, Bà Mẹ Sanh, Tiền hiền, Hậu hiền,……
Lễ Hội Dinh Cô truyền thống tại Long Hải
Hằng năm, vào ngày 12 tháng 2 âm lịch tại thị trấn Long Hải đầy nắng và gió, lễ hội Dinh Cô lại được tổ chức, là ngày mà người dân Việt Nam có thể đến dinh cầu an, tham dự các hoạt động truyền thống diễn ra trong suốt 3 ngày lễ hội. Mỗi năm một lần, đền lại thu hút hàng trăm du khách đến từ mọi miền đất nước, đến và trải nghiệm, hòa chung vào một bầu không khí linh thiêng của chốn thờ cúng.
Phần lễ được tổ chức trang nghiêm
Lễ Hội Dinh Cô bao gồm hai phần đó là phần lễ và phần hội, trong đó, phần chánh lễ được diễn ra vào đúng ngày 12 tháng 2 âm lịch từ rất sớm. Lễ sẽ được tổ chức trên các ghe thuyền, có mũi thuyền hướng ra biển, dẫn đầu là ghe của ngư dân đi biển giỏi nhất do bà con trong lành tin tưởng. Đoàn sẽ đi khoảng chừng 2 – 3 hải lý, khi đến địa điểm nơi Cô tử nạn ngày xưa, nghi lễ sẽ được chính thức bắt đầu.
Phần Hội diễn ra vô cùng sôi nổi
Ngoài phần nghi thức chánh lễ chính, trong suốt ba ngày liền diễn ra lễ hội Dinh Cô, người dân địa phương cũng như du khách sẽ có cơ hội được tham gia vào hàng loạt các hoạt động truyền thống sôi nổi, thú vị nhưng vẫn mang một nét trang nghiêm vốn có của một lễ hội thờ cúng. Các hoạt động nổi bật diễn ra thường niên như thả đèn hoa đăng, đánh trống, chiêng, đua thuyền, hát “bả trạo”.
Có thể bạn quan tâm:
- Keo 502 nên sử dụng thế nào để đảm bảo an toàn và đúng cách
- Cách luộc gà ngon “ngất ngây” bất kỳ ai cũng nên biết
Lời kết
Dinh Cô vừa được xem là nét văn hóa đặc trưng của Long hải vừa là niềm tự hào của cả dân tộc Việt Nam ta, là địa điểm thờ cúng đầy linh thiêng của ngư dân vùng biển nói riêng và dân tộc ta nói chung. Nếu như có một lần ghé thăm vùng đất biển cả Long Hải, bạn đừng ngần ngại mà ghé đến đền Cô để bày tỏ lòng thành cũng như cầu bình an cho cả gia đình.