Cách phòng ngừa bệnh nhiệt miệng đon giản và hiệu quả

Nhiệt miệng không nguy hiểm, tuy nhiên nó có thể khiến bạn ăn không ngon, ngủ không yên khi mắc phải. Vậy cách phòng ngừa bệnh nhiệt miệng ra sao, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có cái nhìn đầy đủ hơn về bệnh răng miệng phổ biến này nhé!

Bệnh nhiệt miệng là gì?

Bệnh nhiệt miệng hay còn gọi là aphthous là một bệnh thường gặp, có đến khoảng 20% dân số bị nhiệt miệng thường xuyên. Bệnh có nhiều thể khác nhau nhưng triệu chứng thường bắt đầu với cảm giác ngứa ran hoặc nóng tại vùng sắp bị, vài ngày tiến triển thành đốm đỏ hay vết sưng sau đó bị loét ra.

Có thể bạn quan tâm:

Các vết loét do aphthous thường có hình bầu dục màu trắng hay màu vàng, có biên giới viêm đỏ, rất đau đớn. Đặc biệt nếu không được chăm sóc đúng cách dễ dẫn đến viêm cấp, tấy đỏ, rất đau, thậm chí sốt cao, nổi hạch góc hàm, ăn uống rất vất vả.

Bệnh nhiệt miệng là gì?
Bệnh nhiệt miệng là gì?

Cách phòng ngừa bệnh nhiệt miệng

1. Giữ gìn vệ sinh răng miệng

Chế độ vệ sinh răng miệng kém đã tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển trong miệng, dẫn đến hình thành các tổn thương khi hệ miễn dịch của cơ thể suy yếu.

Do đó, một trong những cách phòng ngừa bệnh nhiệt miệng tốt nhất là bạn nên đánh răng một ngày hai lần sau khi ăn. Bàn chải đánh răng cũng cần được thay hai lần mỗi năm. Để đảm bảo sức khỏe răng miệng, việc đi khám tại nha khoa khám răng định kỳ 6 tháng một lần cũng là điều cần thiết.

2. Chế độ ăn uống hợp lý

Ăn uống khoa học chính là cách giúp chúng ta tăng cường miễn dịch. Theo đó, bên cạnh bổ sung lượng protein cần thiết cho cơ thể từ thịt, cá, trứng, đậu nành, bạn ăn nhiều rau xanh và trái cây. Ngoài ra, uống nhiều nước cũng sẽ giúp cơ thể thải và loại nhiều độc tố ra ngoài, giúp răng miệng bạn sạch sẽ, khỏe mạnh và không bị các loại vi khuẩn tấn công.

3. Tránh làm tổn thương miệng

Loét miệng cũng được hình thành từ những vết tổn thương trong khoang miệng. Do đó, bạn nên hạn chế dùng loại bàn chải có lông cứng vì nó có thể để lại vết xước sau mỗi lần đánh răng. Hoặc nói chuyện khi đang nhai sẽ khiến bạn có nguy cơ nhai phải chính lợi của mình và tạo ra tổn thương.

Ngoài ra, thức ăn quá nóng sẽ làm bỏng lớp da ở niêm mạc miệng, dẫn đến nhiễm trùng, do đó bạn cần tránh xa chúng.

4. Tránh những chất gây kích ứng cho vùng miệng

Một số loại kem đánh răng có chứa chất tẩy cao hay nước súc miệng quá đậm đặc cũng sẽ khiến “vùng miệng” lên tiếng vì lớp da mỏng manh bị tấn công bởi hóa chất. Thế nên, hãy cân nhắc chuyển sang sản phẩm khác nếu bạn thường xuyên rơi vào tình trạng này.

Cách phòng ngừa bệnh nhiệt miệng
Cách phòng ngừa bệnh nhiệt miệng

5. Hạn chế lạm dụng kháng sinh

Các loại thuốc kháng sinh là con dao hai lưỡi, bởi bên cạnh tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh nó còn tiêu diệt luôn cả những lợi khuẩn, do đó hệ vi sinh cơ thể bị mất cân bằng cơ hội cho vi khuẩn nhiệt miệng được dịp bùng phát.

Thế nên, tránh thói quen lạm dụng kháng sinh là điều cần thiết trong cách phòng ngừa bệnh nhiệt miệng. Trong trường hợp bắt buộc phải sử dụng loại thuốc này, hãy uống kèm men tiêu hóa mỗi ngày để bổ sung lợi khuẩn cho cơ thể.

6. Giữ tinh thần thư thái

Các nghiên cứu lâm sàng đã ghi nhận những người stress nặng và liên tục thì mức độ loét miệng cũng xảy ra nhiều hơn. Nguyên nhân được ghi nhận là sự căng thẳng, mệt mỏi sẽ khiến bạn chán ăn, dẫn đến hệ miễn dịch bị suy giảm.

Do đó, để phòng tránh căn bệnh này, bạn hãy giữ tinh thần thư thái, tránh làm việc căng thẳng, quá sức. Đặc biệt, khi đã bị nhiệt miệng, nếu liên tục tạo áp lực cho bản thân, bệnh sẽ rất lâu khỏi.

Giữ tinh thần thư thái
Giữ tinh thần thư thái

Có thể bạn quan tâm:

Trên đây là một số cách phòng ngừa bệnh nhiệt miệng mà bạn có thể tham khảo và áp dụng. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng này và bệnh tái phát liên tục trong thời gian dài thì tốt nhất nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị triệt để.

Bài viết gần đây