4 Lưu ý khi tự làm sữa chua tại nhà để đảm bảo chất lượng

Làm sữa chua tại nhà dễ làm, vừa đảm bảo vệ sinh vừa tiết kiệm. Trong quá trình làm, bảo quản sữa chua thì chị em nội trợ cần lưu ý khi tự làm sữa chua như sau:

1. Dụng cụ làm sữa chua phải được vệ sinh sạch sẽ

Nếu bạn muốn làm được một mẻ sữa chua thơm ngon không bị hỏng: có màu, mùi, vị lạ… thì việc tiệt trùng, vệ sinh các dụng cụ làm sữa chua là cần thiết. Khử trùng dụng cụ là bước quan trọng khi bạn làm sữa chua

Có thể bạn quan tâm:

Các dụng cụ làm sữa chua cần phải vệ sinh và tiệt trùng sau khi sử dụng. Những dụng cụ này bao gồm: lọ đựng, muôi, thìa dùng để quấy sữa, rây để lọc, thìa đong, cốc đong…

Phương pháp tiệt trùng, làm sạch hiệu quả và đơn giản là ngâm trong nước sôi khoảng 30 giây rồi vớt ra, để khô hoàn toàn trong không khí.

Dụng cụ làm sữa chua phải được vệ sinh sạch sẽ
Dụng cụ làm sữa chua phải được vệ sinh sạch sẽ

2. Công đoạn chuẩn bị sữa và men ủ

Sử dụng sữa có hàm lượng protein cao, sữa có nhiều chất béo sẽ làm cho sữa chua đặc hơn, bạn có thể dùng bất kỳ loại sữa nào để làm sữa chua nhưng nhìn chung thì sữa có hàm lượng protein cao sẽ tốt hơn.

Bạn nên đun nóng hỗn hợp sữa khoảng 80-85 độ C rồi để nguội 38-43 độ C mới dùng sẽ tốt hơn. Điểm lưu ý tiếp theo là bạn nên lựa chọn men ủ còn tươi.

Khi mua sữa chua thành phẩm để làm men cái, bạn cần chú ý ngày sản xuất và hạn sử dụng để mua được loại sữa chua tươi mới. Lý do là vì men cái càng tươi mới thì sữa chua tự làm càng có chất lượng cao.

Trước khi làm để men ở nhiệt độ thường cho men bớt lạnh mới đem ra dùng. Tỉ lệ thông thường giữa lượng men so với lượng sữa (tính theo ml) là từ 1/20 đến 1/15 (tối đa 60ml men sữa chua cho 1 lít sữa).

Nếu dùng men từ sữa chua tự làm tại nhà, không nên dùng men trong hũ sữa đã để quá 7 ngày. Hơn nữa, bạn đừng nghĩ là dùng càng nhiều men thì sữa chua càng đông đâu nhé, cho quá nhiều men sẽ khiến sữa chua cứng và không ngon.

Công đoạn chuẩn bị sữa và men ủ
Công đoạn chuẩn bị sữa và men ủ

3. Phải chú ý đến nhiệt độ ủ men

Nhiệt độ hoàn hảo nhất để làm một mẻ sữa chua thơm ngon đó chính là từ 32 đến 48 độ C. Nhiệt độ cao thì làm men chết mà nhiệt độ thấp sẽ khiến men không hoạt động dẫn đến sữa chua khó đông và không chua.

Có rất nhiều cách ủ khác nhau nhưng điều quan trọng là bạn chỉ cần đạt được độ nhiệt chuẩn là được. Trong quá trình ủ không nên di chuyển hũ đựng sữa chua hay lắc mạnh sẽ khiến sữa không đông được.

Thời gian ủ cũng vô cùng quan trọng, thời gian lý tưởng nhất đó là từ 4h đến 24h, thời gian ủ càng ngắn sẽ khiến chất lượng sữa càng cao. Tóm lại không nên ủ ở nhiệt độ quá thấp và thời gian ủ quá lâu sẽ khiến cho sữa chua bị nhớt

Bạn có thể ủ sữa chua bằng cách chia cốc, đặt vào nồi rộng và châm nước vào nồi

Đối với cách ủ bằng nước: Sau khi đã chuẩn bị xong nguyên liệu, chia cốc, đặt vào nồi rộng và châm nước vào nồi (không để nước dâng quá gần miệng cốc) theo tỷ lệ 1 nguội 3 nóng. Sau 2 tiếng lại bớt nước đã nguội đi rồi chế thêm từng đó nước nóng vào.

Sau 7 tiếng thì bỏ sữa chua ra cho vào ngăn mát tủ lạnh, chờ sữa chua đông lại là dùng được. Lưu ý, nếu không duy trì được nhiệt độ này thì sữa sẽ khó đặc như mong muốn.

Đối với cách ủ bằng nồi cơm điện: thì bạn nên lưu ý khoảng cách ngắt điện bởi dù để ở chế độ hâm cũng có thể gây tăng nhiệt quá mức, khiến men bị chết.

Ủ bằng máy làm sữa chua: Khi sử dụng sản phẩm này thì chỉ cần hẹn giờ 6 – 8 tiếng là có được mẻ sữa chua như ý.

Phải chú ý đến nhiệt độ ủ men
Phải chú ý đến nhiệt độ ủ men

Có thể bạn quan tâm:

4. Công đoạn bảo quản lạnh – Lưu ý khi tự làm sữa chua

Số lượng làm một mẻ sữa chua chắc chắn sẽ rất nhiều bạn không thể thưởng thức hết được cùng một lúc. Càng để lâu sẽ khiến sữa có vị chua hơn.

Vì vậy muốn giữ sữa chua lâu hơn thì sữa chua cần được bảo quản lạnh, để sữa chua trong tủ lạnh có thể dùng được trong 2-3 tuần. Với những lưu ý khi tự làm sữa chua nhỏ mà rất quan trọng trên hi vọng bạn sẽ làm được mẻ sữa chua thành công vào nhiều lần sau nhé!

Bài viết gần đây