Đa phần các quốc gia trên khắp hành tinh này đều chọn ngày Tết dương lịch là ngày chia tay năm cũ và chào đón một năm mới tốt lành. Khi tiếng chuông đã điểm vào 12h, tất cả mọi người đều tụ họp bên nhau, chào đón một khoảnh khắc lịch sử, đón một khởi đầu mới tốt đẹp hơn. Cùng tìm hiểu về nguồn gốc và ý nghĩa của ngày đặc biệt này qua những thông tin sau đây.
Tìm hiểu về Tết dương lịch
Khoảnh khắc chào đón năm mới ở hầu khắp các quốc gia trên thế giới là vào ngày 01/01 mỗi năm, đây chính là ngày có lẽ là đặc biệt nhất – Tết Dương lịch. Ngày lễ này đã có lịch sử trải qua hàng ngàn năm, và mỗi quốc gia lại có những phong tục khác biệt cùng những nghi thức đặc biệt để chào đón ngày lễ này.
Tuy mỗi nơi có một phương thức khác nhau, nhưng cuối cùng ai ai cũng mong muốn cầu nguyện cho mình một năm mới bình an và có nhiều may mắn. Khoảnh khắc chuyển giao giữa năm mới và năm cũ mang nhiều ý nghĩa đặc biệt
Tết Dương lịch bắt nguồn từ đâu?
Tuy ban đầu mỗi quốc gia đều có những phương thức khác nhau để chào đón ngày lễ đặc biệt này, nhưng tất cả đều công nhận là ngày 01/01 hàng năm chính là thời điểm năm mới bắt đầu, chia tay và khép lại năm cũ đã qua. Quốc gia đầu tiên chọn này 1/1 từ năm 153 TCN làm ngày lễ trọng đại để chào đón năm mới chính là La Mã cổ đại từ Hệ thống lịch Julian.
Sau đó, đến năm 1582, Giáo hoàng Gregory XII khi lên ngôi đã dùng phương pháp để tính lịch theo cách hiện đại có chia ngày tháng năm. Trước đó, La Mã chọn ngày Xuân Phân 25/3 là ngày chuyển giao giữa 2 năm bởi quan niệm về canh tác mùa màng và cầu mong cho mùa màng mới bội thu.
Những nước có ăn Tết dương lịch sẽ có những quan niệm rất khác nhau. Tại Pháp, ngày đầu năm luôn là lễ Phục sinh từ thời Charles IX nhưng đã dần dần thay đổi và chấp nhận này 1/1. Sau đó là những nước đi theo đạo Tin Lành, Đức chấp nhận vào năm 1700, Anh và Thụy Điển vài năm sau đó. Còn những nước Đạo Phật, Hồi Giáo, Hindu cũng dần dần có sự thay đổi lựa chọn ngày 1/1 là ngày để khởi đầu năm mới.
Ngày Tết Dương lịch ở nước ta được biết đến trong thời kỳ Pháp thuộc và áp dụng lịch tây trong công sở và làm việc. Người Pháp đã cho tổ chức những ngày lễ, nhiều chương trình chào đón năm mới như quốc gia mình với mong muốn Tây hóa. Sau khi đất nước ta hòa bình, cũng đã có cái nhìn hội nhập và công nhận ngày lễ này cùng với Tết Nguyên Đán là ngày lễ chào đón chuyển giao năm mới.
Tết dương lịch có ý nghĩa đặc biệt gì?
Tết dương lịch đã trải qua hàng ngàn năm với bề dày văn hóa được tích tụ của nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. Thời điểm chuyển giao giữa 2 năm như là điểm giao hứa hẹn những sự thay đổi, những điều tích cực trong năm mới.
Biết ơn năm cũ, chào đón năm mới
Tết Dương Lịch là sự bắt đầu của năm mới để đặt dấu chấm cho một năm cũ, một chu kỳ đã kết thúc. Mỗi người lại thêm một tuổi để ngoảnh lại phía sau cảm giác mình trưởng thành hơn, những thành công, những thất bại để giúp mình tốt hơn. Để rồi chào đón năm mới với những năng lượng tích cực, cùng kề bên những người thân yêu chào đón khởi đầu mới.
Mỗi quốc gia đều lựa chọn những phương thức rất khác nhau trong thời khắc lịch sử chuyển giao đó. Người Mỹ trao nhau nụ hôn, người Đan Mạch lại chọn cách ném vỡ bát đĩa, các nước phương Đông là những lời chúc tốt đẹp và những phong bao lì xì vô cùng ý nghĩa.
Tết dương lịch là dịp sum vầy
Dù là Tết tây hay tết cổ truyền đều mang đến ý nghĩa là tất cả mọi người cùng tề tựu, sum vầy cùng với nhau. Những người làm ăn xa xôi đều mong có thể trở về đoàn viên cùng gia đình, cùng những người thân yêu trải qua những khoảnh khắc ý nghĩa.
Ở Nga, người ta sẽ tạo nên cây năm mới, cả gia đình sẽ tụ họp, dành tặng những lời chúc tốt đẹp cho nhau. Những người lạ trong ngày này cũng không ngần ngại tặng cho nhau những lời chúc ý nghĩa, những cái bắt tay chào đón sự khởi đầu mới tốt đẹp.
Một chu kỳ mới bắt đầu
Một chu kỳ mới lại bắt đầu, khi mà cỏ cây, trời đất tụ lại, thời tiết khi Tết Dương lịch bắt đầu như mang theo sự ấm áp, xua tan đi những giá lạnh. Vạn vật lại bắt đầu chu kỳ mới, con người cũng thêm một tuổi mới, cùng nhau cầu may mắn, cầu những điều tốt lành cho một bắt đầu suôn sẻ.
Tập tục của các quốc gia trong Tết dương lịch
Mỗi quốc gia lại có những tập tục khác nhau để chào đón năm mới, bạn có thể cùng tìm hiểu cụ thể sau đây:
Tại Mỹ
Ở Mỹ người dân sẽ cùng quây quần và tụ họp cùng với nhau trong nhà hoặc các quán bar. Đặc biệt nhất, rất nhiều người cùng nhau đổ ra Quảng trường Thời Đại để chờ đón khoảnh khắc đón năm mới không thể nào quên.
Khi khoảnh khắc giao thừa đã điểm, tết Dương lịch đã đến, pháo bông rực rỡ trên bầu trời, mọi người sẽ trao tặng nhau nụ hôn như là lời chúc tốt đẹp chào đón những điều tốt đẹp.
Tết dương lịch của người Anh
Vào dịp này, người Anh lại tích thật nhiều rượu và thịt trong trong tỷ gia đình để thể hiện cho năm mới đủ đầy, hạnh phúc viên mãn. Trong khoảnh khắc giao thừa, mọi người thường đến nhà của nhau nhưng tục lệ của họ là không gõ cửa.
Họ cũng quan niệm rằng, người đầu tiên bước vào nhà có tóc đen, hoặc là những người vui vẻ sẽ đem đến cho họ những điều may mắn và hạnh phúc. Còn nếu như người đầu tiên đến nhà họ là người buồn bã, nghèo khổ hoặc là người phụ nữ có mái tóc vàng là điều không may mắn, xui rủi, điềm xấu trong năm tới.
Có thể bạn quan tâm:
- Ngày thầy thuốc Việt Nam và ý nghĩa của sự thành lập này
- Ngày Quốc tế Phụ nữ – Ngày tôn vinh công lao người phụ nữ
Tết dương lịch ở Đức
Người Đức đón ngày khởi đầu năm mới với phong tục rất khác biệt, họ sẽ đặt trong nhà một cây lãnh sam. Rồi sau đó trang trí cho cây đầy những bông hoa từ gấm len để thể hiện cho những điều may mắn và sung túc.
Vào khoảnh khắc trước 1 phút khi giao từ điểm, mỗi người sẽ đứng trên ghế, khi tiếng chuông điểm năm mới, tất cả mọi người đồng loạt nhảy xuống và ném tất cả những vật nặng ra phía sau. Điều này thể hiện cho tất cả những âu lo, điềm xui rủi sẽ tan biến hết, chào đón năm mới ngập tràn niềm vui.
Người Ấn Độ
Người Ấn Độ lại có quan niệm xem ngày Tết dương lịch là ngày “Tết đau khổ” và không ai được phép bực tức hay xảy ra cãi cọ trong ngày đầu năm. Không giống như những đất nước khác chúc tụng nhau mà họ thường ôm nhau khóc lóc bởi họ cho rằng mỗi khi năm mới đến tuổi thọ của họ lại giảm đi nên không có điều gì vui cả.
Dù có là dùng phương thức khác nhau, nhưng ở đất nước nào người dân cũng mong khi tết đến sẽ nhận được nhiều may mắn và nhiều niềm vui đến với mình.
Với những thông tin trên, có thể thấy Tết dương lịch là ngày mang đến rất nhiều ý nghĩa khác nhau và được công nhận đông đảo trên thế giới. Đây là ngày lễ đặc biệt, thể hiện cho sự chuyển giao đất trời và cũng là lúc mà con người bắt đầu những khởi đầu mới.