Hiện tượng nhiễm khuẩn cục bộ làm sưng đỏ xung quanh rìa bờ mi được gọi là lẹo mắt. Khi mắt không may gặp phải tình trạng này, nhiều người thường băn khoăn không biết tại sao bị lẹo ở mắt. Nếu trả lời được câu hỏi này, việc điều trị và phòng bệnh lẹo mắt sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều.
1. Tìm hiểu đôi nét về tình trạng lẹo mắt
Lẹo mắt là chứng viêm cấp tính do tình trạng nhiễm trùng nhỏ ở khu vực mà lông mi được gắn vào mắt. Căn bệnh này thường do tụ cầu khuẩn gây ra và thường xuất hiện ở sát bờ mi, khiến mi mắt ngứa, sưng đỏ, đau nhức. Tại khu vực bị đau sưng lên khối mủ đỏ nhìn giống như mụn nhọt hoặc khối u nhỏ. Sau khi vỡ mủ, lẹo sẽ xẹp nhưng về sau có thể tái xuất hiện ở những vị trí khác trên mắt.
Có thể bạn quan tâm:
- Tại sao bị lẹo ở mắt? Các phương pháp điều trị hiệu quả
- Dùng lá trầu không trị lẹo mắt hiệu quả như lời đồn không?
- Học ngay cách chữa lẹo mắt bằng nước muối đơn giản hiệu quả
Có hai loại lẹo ở mắt thường gặp nhất là:
– Lẹo ngoài mí mắt mọc ở bên ngoài bờ mi, chủ yếu do nhiễm trùng từ tuyến Zeiss.
– Lẹo trong mí mắt mọc ở bên trong bờ mi, chủ yếu do nhiễm trùng từ tuyến Meibomian.
2. Tại sao bị lẹo ở mắt?
Khi thấy dấu hiệu sưng mí mắt, nổi nốt lớn, đa số mọi người thường tìm hiểu vì sao mắt bị lên lẹo. Các bác sĩ chuyên khoa Mắt cho rằng, khi những tuyến ở xung quanh mí mắt tiết ra quá nhiều dầu sẽ gây ra tình trạng tắc nghẽn tuyến dầu. Khi đó, dầu sẽ tích tụ và gây ra viêm nhiễm, tạo thành một khối u nhỏ.
Các bác sĩ thường không xác định được chính xác nguyên nhân bị lẹo mắt của từng người. Bởi vì tính chất của mỗi một loại da là khác nhau hoặc do mắc bệnh viêm mí mắt. Đôi khi, lẹo mắt có thể phát triển song song với bệnh chắp mắt.
Khi tìm hiểu nguyên nhân tại sao bị lên lẹo ở mắt, các bạn phải áp dụng các phương pháp phòng ngừa, làm giảm nguy cơ mắc lẹo mắt như sau:
– Tay chưa được vệ sinh sạch sẽ đã thay kính áp tròng hay không khử trùng kính áp tròng trước khi đặt vào trong mắt.
– Để lớp trang điểm ở trên mắt qua đêm.
– Dùng mỹ phẩm cũ hoặc quá hạn sử dụng.
– Đã từng bị viêm mí mắt hoặc viêm mí mắt mãn tính.
3. Bị lẹo mắt khi nào cần đến gặp bác sĩ?
Hầu hết trong các trường hợp, lẹo mắt không gây ảnh hưởng đến thị lực của người bệnh. Tuy nhiên, nếu bị lẹo mắt kèm theo một trong những dấu hiệu sau đây, các bạn phải nhanh chóng đến bệnh viện uy tín để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám:
– Bị sốt trên 37 độ trở lên
– Thị lực có vấn đề
– Lẹo mắt không cải thiện sau 2 ngày.
– Sưng tấy và đỏ bên dưới mi mắt, sưng má cùng một vài bộ phận khác trên khuôn mặt.
– Lẹo mắt chảy máu, cục u sưng lớn và đau đớn, nốt rộp hình thành ở trên mí mắt hoặc cả mí mắt, mắt bị đỏ.
4. Một số phương pháp điều trị hiệu quả khi mắt bị lên lẹo
Nếu các bạn đã hiểu rõ những lý do vì sao mắt hay lên lẹo và những nguy cơ khiến mắt bị lên lẹo, chắc chắn khả năng tái phát bệnh sẽ bớt đi. Khi mắt bị lên lẹo, mọi người có thể đặt túi chườm ấm lên mắt khoảng 10 – 15 phút vài lần trong những ngày đầu. Mục đích của việc làm này là giúp mở lỗ chân lông ở mí mắt bị chặn lại và mở các tuyến dầu. Không chỉ vậy, chườm ấm còn giúp lẹo mắt đỡ sưng và đỏ.
Trong trường hợp lẹo mắt bị nhiễm trùng, bác sĩ chuyên khoa có thể kê thuốc kháng sinh dưới dạng thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ để giúp hết sưng. Nếu lẹo mắt sưng to, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành chích mụn lẹo. Để vết chích mau lành và giảm khả năng mọc lại, bác sĩ sẽ kê loại kem bôi đặc trị cho người bệnh.
Có thể bạn quan tâm:
- Cách chữa đau răng tại nhà đơn giản mà hiệu quả bất ngờ
- Ngày khai trường và những điều thú vị bạn đã biết chưa?
5. Cách phòng ngừa hiệu quả bệnh lẹo mắt
Để hạn chế tốc độ phát triển của bệnh lẹo mắt, các bạn nên thực hiện những điều như sau:
– Giữ cho da đầu, mặt, tay và lông mày luôn sạch sẽ
– Hạn chế hoặc tránh sử dụng phấn trang điểm mắt
– Tuyệt đối không được tự ý nặn mụn lẹo ở mắt
– Ngưng dùng kính áp tròng cho tới khi mụn lẹo khỏi hoàn toàn
– Kiêng thuốc lá, rượu bia, hành lá, tỏi, hẹ, ớt, thịt dê,…
Mặc dù lẹo mắt là căn bệnh nhỏ ngoài da nhưng nếu chủ quan, không điều trị kịp thời và đúng cách, nó sẽ trở nên nghiêm trọng, cũng như có thể gây ra những hệ lụy không đáng có. Do đó, các bạn phải luôn chăm sóc sức khỏe đôi mắt nói riêng và cơ thể nói chung thật an toàn, cẩn thận.