Mâm cúng thần tài gồm những gì? Cách chuẩn bị chu đáo

Mâm cúng thần tài gồm những gì? Cúng Thần Tài là một trong những nghi thức rước tài lộc và may mắn về nhà của người dân Việt, đặc biệt quan trọng đối với các hộ kinh doanh, cửa hàng, doanh nghiệp. Vậy mâm cúng Thần Tài gồm những gì? Hãy đọc bài viết sau đây của mình để tìm hiểu thêm về những lễ vật cần cho mâm cúng Thần Tài và cách bày mâm cúng ngày Thần Tài bạn nhé!

Mâm cúng thần tài gồm những gì?

Phong tục thờ cúng Thần Tài đã có từ rất lâu trong văn hóa tín ngưỡng của Việt Nam. Theo quan niệm dân gian của người Việt, Thần Tài là vị thần linh quan trọng chuyên quản “Tài – Phúc – Phú – Quý”, là người mang lại nhiều tài lộc và may mắn cho mọi nhà. Ngày nay, bạn có thể dễ dàng bắt gặp và quan sát thấy một chiếc bàn thờ Thần Tài được đặt ở hầu hết các hộ gia đình, cửa hàng hoặc tại một công ty nào đó.

Mâm cúng thần tài gồm những gì?
Mâm cúng thần tài gồm những gì?

Việc thờ cúng Thần Tài nhằm cầu cho công việc buôn bán làm ăn và kinh doanh của gia chủ được thuận lợi và diễn ra suôn sẻ quanh năm. Ngày mùng 10 Âm lịch hàng tháng được người Việt xem là ngày vía Thần Tài, nổi tiếng nhất là vào ngày mùng 10 tháng Giêng Âm lịch. Vì vậy, sau đây, mình xin chia sẻ đến bạn cách chuẩn bị mâm cúng Thần Tài mùng 10 tháng Giêng. Các bạn tham khảo nhé!

Lau dọn bàn thờ cúng Thần Tài

Trước khi làm lễ cúng Thần Tài, bạn cần phải lau sạch bụi tại bàn thờ, sau đó sắp xếp lại bàn thờ để mặt trước của bàn thờ gọn gàng và sạch sẽ nhất. Nếu cẩn thận hơn thì trước ngày mùng 10 tháng Giêng, bạn có thể lau và dọn bàn thờ trước, sau đó lau tượng ông Thần Tài, ông Thổ Địa bằng nước có ngâm hoa tươi hoặc rượu trắng để làm sạch và tẩy bụi.

Lau dọn bàn thờ cúng Thần Tài
Lau dọn bàn thờ cúng Thần Tài

Chuẩn bị mâm cúng Thần Tài

Theo phong tục truyền thống của người Việt thì mâm cúng Thần Tài vào mùng 10 tháng Giêng Âm lịch đầy đủ nhất sẽ bao gồm những lễ vật sau:

  • Nến (đèn cầy).
  • Hương (nhang).
  • 3 ly nước sạch.
  • 3 ly rượu.
  • 1 đĩa gạo tẻ.
  • Tiền vàng mã.
  • 1 đĩa muối hạt sạch.
  • 1 bao thuốc lá.
  • Bộ tam sên: Thịt lợn luộc, 3 quả trứng gà luộc, 3 con tôm (hấp hoặc chiên).
  • Hoa tươi như hoa cúc vàng, hoa đồng tin
  • Một đĩa để vài tờ tiền lẻ.
  • 1 đĩa bánh kẹo.
  • 1 đĩa đựng 1 quả cau và 1 lá trầu.
  • 1 đĩa xôi đậu xanh.
  • Cá lóc nướng hoặc heo quay bánh hỏi (tùy chọn theo điều kiện mỗi gia đình).

Cách bày mâm cúng Thần Tài

Bạn nên để gạo, muối và nước ở giữa ông Thần Tài và ông Thổ Địa trên bàn thờ vì đây là 3 loại thực phẩm thiết yếu và quan trọng nhất của con người. Khi đặt hoa tươi và mâm quả, bạn nên đặt lọ hoa ở bên phải bàn thờ và đặt mâm quả ở bên tay trái bàn thờ. Các lễ vật còn lại, bạn có thể sắp đặt sao cho phù hợp nhất là được.

Cách chuẩn bị mâm cúng Thần Tài vào những ngày khác

Vào các ngày mùng 10 Âm lịch hàng tháng hoặc các ngày rằm như rằm tháng 7, rằm tháng Chạp, rằm hàng tháng, bạn chỉ cần thay nước mỗi ngày, thay hoa tươi (có thể 1 tuần thay 1 lần) và chuẩn bị lễ vật cúng Thần Tài đơn giản như bánh kẹo, hoa quả tươi, tiền lẻ… Bạn cũng có thể thực hiện cúng lễ Thần Tài và thắp nhang đều đặn vào mỗi sáng khi bạn mở cửa hàng. Với các hộ gia đình và công ty thì có thể chỉ cần thắp hương vào mùng 10 Âm lịch hàng tháng và những ngày mùng 1 đầu tháng, ngày rằm giữa tháng là được.

Cách bày mâm cúng Thần Tài
Cách bày mâm cúng Thần Tài

Lưu ý: Các gia đình có thể chuẩn bị mâm lễ cúng Thần Tài nhỏ và đơn giản tùy theo điều kiện của mỗi gia đình, không nên lãng phí, chủ yếu là bạn tỏ lòng biết ơn và thành tâm đối với các vị thần linh là được nhé.

Trên đây là những thông tin về cách chuẩn bị và bày mâm cúng Thần Tài chuẩn nhất mà mình muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng, những thông tin vừa rồi là hữu ích đối với bạn. Đừng quên thường xuyên truy cập website mình để cập nhật những thông tin hữu ích bạn nhé. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết!

Bài viết gần đây