Dùng lá trầu không trị lẹo mắt hiệu quả như lời đồn không?

Từ bao lâu nay, trong dân gian đã truyền miệng nhau về một loại thực vật có tác dụng phòng ngừa và điều trị rất nhiều loại bệnh mà lại quen thuộc với cuộc sống hàng ngày – Lá trầu không. Theo Đông Y, trầu có vị cay nồng, tính ấm, vào 3 kinh phế, tỳ, vị. Có tính năng hạ khí, chỉ khái, tiêu viêm, sát khuẩn, trừ phong thấp, kích thích tiêu hóa và thần kinh, phòng bệnh lam sơn trướng khí. Theo nghiên cứu thực tế dựa trên cơ sở khoa học, thì lá trầu chứa nhiều hoạt chất quý có dược tính cao như: cineol, estragol, methyl eugenol, các vitamin và axit amin… Cùng mình tìm hiểu công dụng lá trầu không trị lẹo mắt nhé!

Sử dụng lá trầu không trị lẹo mắt 

Kết quả nghiên cứu của khoa học hiện đại cho thấy trong 100g lá trầu chứa tới 2,4% tinh dầu. Các thành phần chính trong lá trầu không có hoạt tính kháng sinh mạnh, ức chế nhiều chủng vi khuẩn như tụ cầu khuẩn, phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, trực khuẩn… và có tác dụng kháng nấm mạnh đối với nhiều chủng loại nấm. Chính vì vậy, để trị lẹo mắt hiệu quả, người bệnh có thể sử dụng lá trầu không bằng hai cách là đắp lên vùng bị đau hoặc xông hơi vùng mắt. Thực hiện đều đặn, chỉ vài ngày thôi là mụn lẹo sẽ biến mất mà không để lại sẹo xấu gây mất thẩm mỹ.

Có thể bạn quan tâm:

Sử dụng lá trầu không trị lẹo mắt 
Sử dụng lá trầu không trị lẹo mắt

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 1 nắm lá trầu không giã nát
  • Cho nắm trầu không vào 1 cái cốc, chế nước sôi
  • Đưa miệng cốc lên gần mắt (cách khoảng 10cm để tránh bị bỏng) để xông hơi cho mắt
  • Thực hiện đều đặn 2-3 lần/ngày

Một số bài thuốc khác từ lá trầu không

Lá trầu mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, ngoài trị lẹo mắt còn có thể kể đến một số tác dụng như: làm thuốc giảm đau, chữa ho, chữa viêm phế quản, trị nấm – khử trùng, tăng cảm giác đói, khắc phục tình trạng khó tiêu và hạn chế các cơn đau do đầy hơi…

Một số bài thuốc khác từ lá trầu không
Một số bài thuốc khác từ lá trầu không

Lá trầu không có rất nhiều công dụng tốt

  • Rửa vết thương, vết bỏng bị nhiễm khuẩn: Chuẩn bị lá trầu không và phèn đen (mỗi thứ 20 g) vò hoặc giã nát, đổ 1,5 lít nước, sắc lấy 1 lít, rửa tại chỗ ngày 1 lần. Dùng nước sắc riêng lá trầu không cũng tốt.
  • Đánh gió trị cảm cúm: Lấy khoảng 5 lá trầu không nhúng vào dầu hỏa, chà xát mạnh hai bên cột sống, ngực, lòng bàn tay, bàn chân đến khi da đỏ ửng lên.
  • Trị mụn trứng cá: Lấy 3 lá trầu không rửa sach để ráo rồi vò cho nát, sau đó lấy một ly nước nóng sạch, bỏ 3 là trầu không vào . Bạn để nguôi trong khoảng 30 phút, sau đó lấy nước trầu không rửa lên mặt khoảng 2- 3 lần.
  • Chữa rắn cắn: Lá trầu không 40 g, gừng tươi 80 g, quế chi 80 g, phèn chua 20 g, vôi 20 g. Quế, phèn và vôi tán nhỏ; trầu không và gừng giã nhỏ, vắt lấy nước cốt. Các thứ trộn với nhau cùng một ít hồ nước, làm thành viên khoảng 10 g, phơi khô, bảo quản trong lọ kín. Khi bị rắn cắn, đồng thời với việc sơ cứu, cho nạn nhân uống 1 viên, mài 1 viên đắp tại chỗ. Sau đó, nhanh chóng chuyển nạn nhân đến bệnh viện để được điều trị.

lá trầu không trị lẹo mắt
lá trầu không trị lẹo mắt

Có thể bạn quan tâm:

Trên đây là công dụng lá trầu không trị lẹo mắt có thể bạn chưa biết. Áp dụng để có đôi mắt khỏe và sáng ngời nhé!

Tổng hợp: cuocsongmoi24h.net

Bài viết gần đây