Chữa đau răng tại nhà bằng tỏi – Mẹo đơn giản mà hiệu quả

Chữa đau răng tại nhà bằng tỏi là cách rất phổ biến. Giảm đau răng bằng tỏi là mẹo chữa có nguồn gốc từ dân gian. Với lượng allicin và sulfur dồi dào, tỏi có khả năng chống viêm, kháng khuẩn và giảm đau tự nhiên. Cách chữa đau răng từ thảo dược này có thể giảm nhẹ cơn đau, hỗ trợ giảm sưng đỏ mô nướu và làm chậm tiến triển của một số bệnh lý nha khoa. 

Tìm hiểu tác dụng chữa đau răng tại nhà bằng tỏi

Tỏi là loại gia vị quen thuộc, có vị cay nồng, tính ấm và mùi hăng đặc trưng. Không chỉ được sử dụng để chế biến món ăn, tỏi còn được tận dụng để chữa một số bệnh lý thường gặp – trong đó có chứng đau nhức răng.

Tìm hiểu tác dụng chữa đau răng tại nhà bằng tỏi
Tìm hiểu tác dụng chữa đau răng tại nhà bằng tỏi

Mặc dù có kích thước nhỏ nhưng tỏi mang đến vô số lợi ích đối với sức khỏe răng miệng. Cụ thể, loại thảo dược này chứa nhiều thành phần sát trùng, kháng khuẩn như hợp chất sulfur và allicin. Do đó, cách chữa đau răng bằng tỏi có khả năng ức chế vi khuẩn có hại, giảm tình trạng sưng đỏ và viêm nhiễm mô nướu.Tác dụng kháng sinh của allicin đã được chứng minh trên cơ sở khoa học. Các nghiên cứu được thực hiện cho thấy, hoạt chất này có khả năng tiêu diệt nấm men, virus và các loại vi khuẩn thường gây bệnh ở người – đặc biệt là RSV (virus hợp bào hô hấp). RVS thường gây cảm lạnh, viêm họng và có xu hướng phát triển mạnh dẫn đến viêm nướu răng, đau nhức răng. Đây cũng là lý do vì sao răng dễ đau nhức, ê buốt và trở nên nhạy cảm hơn trong thời gian bị viêm nhiễm đường hô hấp trên.

Tỏi chứa nhiều thành phần chống viêm, kháng khuẩn và khoáng chất tốt cho sức khỏe răng miệng

Ngoài ra, tỏi là một trong những loại thực phẩm chứa rất nhiều khoáng chất, bao gồm canxi, magie, natri, kali, selen, mangan,… Các khoáng chất trong loại gia vị này có khả năng phục hồi men răng, hỗ trợ lấp đầy các lỗ sâu và giúp răng duy trì độ chắc khỏe. Tỏi là nguyên liệu tự nhiên, quen thuộc và luôn có sẵn trong căn bếp. Do đó, bạn có thể tận dụng thảo dược này để giảm nhanh tình trạng đau nhức răng do viêm nướu, sâu răng,… gây ra.

Tìm hiểu 5 mẹo trị đau răng bằng tỏi hiệu quả

Để giảm đau nhức răng, bạn có thể áp dụng 1 trong 5 mẹo chữa bằng tỏi đơn giản sau:

1. Sử dụng tỏi tươi giảm đau răng

Tỏi tươi chứa nhiều chất chống oxy hóa có khả năng kháng viêm, sát trùng và ức chế vi khuẩn. Do đó nếu không có nhiều thời gian, bạn có thể sử dụng tỏi tươi giã nát, đắp trực tiếp lên răng để giảm đau nhức. Khi thực hiện, nên chú ý giã nát tỏi trước khi đắp để alliin chuyển hóa thành allicin. Nếu sử dụng tỏi lát, hiệu quả kháng sinh của tỏi có thể giảm đi đáng kể.Hơn nữa, chất allicin rất dễ bay hơi. Vì vậy ngay sau khi giã nát, nên đắp trực tiếp lên mô nướu và răng bị đau nhức. Không nên giã nhiều tỏi cùng một lúc và để dùng dần vì cách này có thể làm giảm hoạt tính của allicin có trong tỏi tươi.

Tìm hiểu 5 mẹo trị đau răng bằng tỏi hiệu quả
Tìm hiểu 5 mẹo trị đau răng bằng tỏi hiệu quả

Nếu không có nhiều thời gian, có thể giã tỏi tươi và đắp trực tiếp lên mô nướu, răng bị đau nhức

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 tép tỏi tươi, đem giã nát
  • Sau đó, súc miệng với nước muối và đắp tỏi vào vùng nướu, răng bị đau nhức
  • Ngậm trong 10 – 15 phút để tinh chất từ tỏi dễ dàng thẩm thấy vào mô nướu và chân răng
  • Sau đó, nhổ bỏ và súc miệng lại với nước muối ấm để khử mùi hôi của tỏi
  • Áp dụng cách này đều đặn 1 lần/ ngày có thể giảm tình trạng đau răng rõ rệt

2. Trị đau răng bằng tỏi và gừng tươi

Gừng tươi cũng là loại gia vị có dược tính đa dạng, thường được tận dụng để điều trị các bệnh lý thường gặp. Gừng có tinh dầu thơm giúp khử mùi hôi khó chịu do các bệnh nha khoa và giảm bớt vị cay nồng, mùi hăng của tỏi. Do đó nếu cảm thấy khó chịu khi sử dụng tỏi tươi, bạn có thể áp dụng cách trị đau răng bằng tỏi và gừng tươi.Ngoài ra, gừng còn chứa Gingerol, Cineol có khả năng chống viêm, giảm đau và kháng khuẩn tự nhiên. Kết hợp gừng cùng với tỏi có thể tăng hiệu quả giảm đau nhức răng, đồng thời hỗ trợ ức chế các loại vi khuẩn gây sâu răng và viêm nhiễm mô nướu.

Cách giảm đau răng bằng tỏi và gừng có khả năng giảm nhanh cơn đau, ức chế vi khuẩn và virus có hại

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị gừng và tỏi theo tỷ lệ 1:1
  • Rửa sạch, sau đó để ráo và giã nát
  • Súc miệng với nước muối ấm và dùng gừng, tỏi giã nát đắp trực tiếp lên răng đau nhức
  • Ngậm trong khoảng 10 – 15 phút, sau đó nhổ bỏ và súc miệng lại với nước muối
  • Nên áp dụng đều đặn 1 – 2 lần/ ngày

3. Cách chữa đau răng bằng tỏi và muối biển

Ngoài cách chữa đau răng bằng tỏi và gừng, bạn cũng có thể áp dụng mẹo từ tỏi và muối biển. Muối có đặc tính tiêu viêm, giảm đau và sát trùng. Do đó, nhân dân thường pha loãng muối với nước để súc miệng hằng ngày. Bên cạnh đó, muối còn chứa nhiều khoáng chất tốt cho men răng, hỗ trợ duy trì hàm răng chắc khỏe, sáng bóng và làm giảm tình trạng sâu răng hiệu quả.Cách chữa đau răng bằng tỏi và muối biển có thể gây rát, xót khi áp dụng. Tuy nhiên, đây là phản ứng bình thường của mô nướu khi tiếp xúc với vị cay nồng của tỏi và vị mặn của muối. Nếu áp dụng đều đặn 1 lần/ ngày, hiện tượng răng đau nhức và ê buốt sẽ nhanh chóng thuyên giảm sau khoảng 3 – 4 ngày.

Cả muối và tỏi đều có đặc tính tiêu viêm, sát trùng và kháng khuẩn

Cách thực hiện:

  • Giã nát 1 tép tỏi cùng với vài hạt muối biển
  • Sau đó, súc miệng với nước sạch và đắp tỏi lên răng, mô nướu
  • Giữ nguyên trong 10 – 15 phút rồi nhổ bỏ và súc miệng sạch với nước muối ấm

Trị đau răng bằng tỏi và gừng tươi
Trị đau răng bằng tỏi và gừng tươi

4. Rượu tỏi – Mẹo chữa đau răng đơn giản, hiệu quả

Ngâm rượu tỏi là cách chữa đau nhức răng đơn giản và hiệu quả. Cách chữa này mang lại hiệu quả rõ rệt nhất đối với trường hợp đau răng do sâu răng – đặc biệt là khi sâu răng tiến triển gây viêm tủy răng. Cả tỏi và rượu đều có tác dụng sát trùng, kháng khuẩn nên có thể ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại.Tuy nhiên, chỉ nên áp dụng cách chữa đau răng bằng rượu tỏi trong thời gian ngắn. Vì lạm dụng quá mức có thể gây mòn men răng do tác động của ethanol có trong rượu. Hơn nữa, không nên sử dụng rượu tỏi nếu chân răng bị chảy máu và mô nướu có vết xây xước.

Có thể dùng rượu tỏi pha với nước để súc miệng nhằm giảm đau nhức và ê buốt răng

Cách ngâm rượu tỏi chữa đau răng:

  • Chuẩn bị 300ml rượu gạo 30 – 40 độ và 120g tỏi
  • Bóc vỏ tỏi rồi cho bình thủy tinh và ngâm với rượu gạo
  • Đậy kín nắp, bảo quản ở nơi thoáng mát và ngâm trong 10 ngày là có thể dùng được
  • Mỗi lần sử dụng lấy 1 ít rượu tỏi, hòa với nước và dùng để súc miệng
  • Áp dụng 1 – 2 lần/ ngày trong 3 – 5 ngày để giảm nhanh tình trạng đau nhức răng

5. Tỏi ngâm mật ong giảm đau răng, viêm nướu

Tỏi ngâm mật ong thường được dùng để trị ho, viêm họng, viêm amin và các bệnh viêm nhiễm hô hấp thường gặp. Ngoài ra, bạn cũng có thể tận dụng mẹo chữa đau răng này để giảm đau nhức răng. Bởi cả mật ong và tỏi đều có đặc tính sát trùng, kháng khuẩn và tiêu viêm.Sử dụng tỏi ngâm mật ong giúp làm dịu mô nướu bị tổn thương, giảm đau răng và hỗ trợ ức chế sự phát triển của các hại khuẩn trong răng miệng. Bên cạnh đó, áp dụng cách chữa này thường xuyên còn giúp phòng ngừa viêm nhiễm mô nướu và các bệnh lý hô hấp trên như viêm họng, viêm amidan, cảm lạnh, cảm cúm,…

Tỏi ngâm mật ong – Mẹo chữa đau răng đơn giản và an toàn

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị khoảng 200ml mật ong và 120g tỏi
  • Bóc vỏ tỏi, sau đó rửa sạch và để ráo
  • Xếp tỏi vào bình thủy tinh, đổ đầy mật ong vào và đậy kín
  • Ngâm trong khoảng 15 – 20 ngày là dùng được (tránh ánh nắng và nhiệt độ cao)
  • Mỗi lần dùng 1 ít mật ong thoa trực tiếp lên răng và mô nướu
  • Ngậm trong 10 – 15 phút rồi nhổ bỏ và súc miệng lại với nước sạch
  • Để tăng hiệu quả, có thể nhai dập tép tỏi rồi chườm đắp cùng với mật ong lên chân răng bị đau nhức

Lưu ý khi chữa đau răng tại nhà bằng tỏi

Giảm đau răng bằng tỏi là cách chữa đau răng đơn giản, an toàn và mang lại hiệu quả khá rõ rệt. Tuy nhiên khi áp dụng các chữa từ tỏi, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:

Nên chú ý vệ sinh răng miệng đúng cách để phòng ngừa đau nhức răng tái phát

  • Tỏi có vị cay nồng, mùi hăng nên có thể gây hôi miệng. Để tránh tình trạng hơi thở có mùi, nên súc miệng và chải răng sau khi áp dụng các mẹo chữa đau răng từ tỏi.
  • Các mẹo chữa từ tỏi có thể gây xót, nóng rát và khó chịu. Tuy nhiên, đây đều là những phản ứng tự nhiên khi mô nướu tiếp xúc với tinh chất từ tỏi tươi. Vì vậy, bạn không nên quá lo lắng khi nhận thấy các triệu chứng này.
  • Nếu đau răng xảy ra do viêm nướu, tình trạng có thể thuyên giảm hoàn toàn sau khi áp dụng các mẹo chữa từ tỏi và một số loại thảo dược tự nhiên khác. Tuy nhiên nếu xảy ra do sâu răng, viêm nha chu,… bạn nên sắp xếp thời gian để tìm gặp nha sĩ. Các bệnh lý nha khoa này gần như không thể tự thuyên giảm mà bắt buộc phải can thiệp các phương pháp y tế.
  • Bên cạnh các biện pháp cải thiện, cần chải răng 2 lần/ ngày kết hợp với sử dụng chỉ nha khoa, nước súc miệng,… để giữ gìn vệ sinh răng miệng và phòng ngừa đau nhức răng tái phát.
  • Nếu cảm thấy khó chịu khi áp dụng các công thức chữa đau răng từ tỏi, bạn có thể sử dụng một số nguyên liệu tự nhiên khác như đinh hương, nha đam, mật ong, lá lốt, gừng tươi, lá trầu không,…

Mẹo chữa đau răng tại nhà bằng tỏi có thể hỗ trợ kiểm soát cơn đau, giảm sưng đỏ mô nướu và ngăn ngừa tiến triển của các bệnh nha khoa. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ có tác dụng hỗ trợ. Do đó để khắc phục tình trạng đau răng triệt để, nên sắp xếp thời gian đến gặp bác sĩ chuyên khoa trong trường hợp cần thiết.

Bài viết gần đây