Ngày nay, do du nhập đa dạng văn hóa phương Tây nên người trẻ thường có xu hướng thu gọn các nghi thức truyền thống trong lễ cưới. Tuy nhiên, dù có đơn giản hóa các thủ tục đến đây, thì lễ dạm ngõ vẫn luôn là nghi thức quan trọng trong trình tự cưới của người Việt Nam.
Những điều cần chú trọng trong lễ dạm ngõ
Sau khi quyết định bước cùng nhau lâu dài thì cả hai người sẽ về nhà thưa chuyện với bố mẹ chuẩn bị các lễ cần cho đám cưới. So với thời gian phải mất đến 2-3 năm để nên duyên vợ chồng, thì ngày nay nghi thức cô dâu chú rể được đơn giản gồm lễ dạm ngõ, lễ ăn hỏi, lễ cưới.
Lễ dạm ngõ được gọi khác nhau ở các vùng miền. Tại miền Bắc lễ này có tên là lễ chạm ngõ, miền Trung gọi là lễ đi nới và miền Nam là lễ bỏ rượu. Tuy nhiên, dù mang bất cứ tên gì thì đều là dịp để hai bên thông gia gặp gỡ và bàn chuyện trăm năm của con cái.
Lễ dạm ngõ có ý nghĩa quan trọng trong đám cưới
Đây là bước đầu tiên trong các nghi thức cưới gả tại Việt Nam. Trong buổi lễ này, hai bên cha mẹ sẽ gặp nhau, chào hỏi và tiến hành tìm hiểu về hoàn cảnh gia đình lẫn nhau. Qua đó, đại diện nhà trai sẽ đưa ra lời xin phép nhà gái chuyện của đôi trẻ và tính đến chuyện hôn nhân lâu dài.
Một số gia đình hai bên cũng thông qua lễ này, bàn bạc kỹ lưỡng hơn về các thủ tục cần thiết cho lễ hỏi và lễ cưới. Chẳng hạn như thời gian dự kiến diễn ra các lễ, quà và sính lễ bao gồm những gì, những điều cấm kỵ hạn chế của hai bên gia đình để quá trình cưới hỏi được diễn ra kỹ lưỡng và trọn vẹn nhất
Thời gian diễn ra giữa các nghi thức trước khi cưới
Do đều là những lễ trước khi lễ cưới chính thức diễn ra, nên nhiều người băn khoăn thì liệu lễ dạm ngõ và lễ ăn hỏi nên cách nhau thời gian bao lâu là hợp lý nhất, có quy định nào về việc này không? Khoảng cách thời gian này trung bình là 2-3 tháng tuy nhiên có thể cách vài tuần hoặc kéo dài đến 1-2 năm.
Thời gian diễn ra 2 lễ này gần hoặc xa hoàn toàn là do sự lựa chọn ngày do hai bên gia đình lựa chọn và mức độ tìm hiểu của các cặp đôi. Nếu bản thân cô dâu chú rể và hai bên gia đình đã cảm thấy sẵn sàng cho cuộc sống sau hôn nhân thì đôi trẻ có thể thực hiện 2 lễ này cách nhau vài tuần, ngược lại nếu họ cảm thấy không tự tin có thể điều chỉnh khoảng cách thời gian này để tìm hiểu kỹ hơn.
Một số nguyên nhân như không tìm được ngày đẹp hoặc kỵ ngày không thể điều chỉnh, gia đình 2 bên xa nhau, thì cô dâu chú rể cũng có thể cân nhắc gộp hai lễ này lại thành một, hoặc gộp lễ hỏi và lễ cưới. Hiện nay, hình thức gộp các lễ trong nghi thức cưới khá phổ biến đặc biệt là giới trẻ với công việc bận rộn.
Lễ dạm ngõ có cần đi xem ngày phong thủy hay không?
Việc xem ngày trong các dịp quan trọng của cuộc đời luôn được phần đông gia đình Việt tin tưởng. Tư tưởng chọn ngày đẹp, giờ đẹp không chỉ tạo niềm tin mọi việc diễn ra suôn sẻ thuận lợi mà còn có ý nghĩa trong việc thể hiện thành ý sự trân trọng mà hai bên gia đình dành cho nhau.
Nhà chú rể thường là bên đại diện xem ngày làm lễ dạm. Sau khi lấy sinh thần bát tự của cô dâu chú rể, tiến hành xác định ngày giờ phù hợp, nhà trai sẽ báo cho nhà gái để họ có sự chuẩn bị trước để đón khách. Trong buổi gặp này, hai bên cần lưu ý trong việc lựa quà, tác phong chỉnh chu, đúng giờ điều này giúp tạo thiện cảm giữa hai gia đình.
Những trình tự thực hiện trong lễ dạm ngõ tại tư gia
Lễ dạm ngõ tuy đơn giản là dịp để hai bên gia đình gặp gỡ nhau và bàn tính chuyện trăm năm nhưng vẫn tuân theo về quy trình. Nhà trai chuẩn bị sắm lễ đưa trình nhà gái và lễ chính được diễn ra chính thức ở nhà gái.
Trang phục chỉnh chu mang đến sự tôn trọng
So về số lượng khách mời thì lễ này đơn giản chỉ gồm những người thân của hai bên gia đình. Trong lễ, đoàn người đại diện nhà trai qua hỏi chuyện nhà gái thường sẽ gồm 5 đến 7 người bao gồm bố mẹ và những trưởng bối lớn trong gia đình. DDeiefu này khác với những tỉnh miền Trung, thành phần tham dự thường chỉ gồm cha mẹ của chú rể tương lai.
Sau khi quyết định số lượng trong đoàn qua hỏi cưới, nhà trai sẽ thông báo cho nhà gái thường thì hai bên sẽ mời số lượng khách mời tương đương nhau từ 5 đến 7 người. Đây là lễ dành riêng cho hai bên gia đình nên nếu là bạn bè của cô dâu chú rể thường chỉ tham gia chỉ với số lượng ít và mời người thân thiết nhất.
Trang phục trong buổi lễ cũng thể hiện tâm ý của hai bên gia đình vì thế luôn được cân nhắc lựa chọn kỹ càng. Các thành viên hai bên gia đình cô dâu chú rể cần lựa chọn những trang phục lịch sự, kín đáo và chỉnh tề. Chú rể nên mặc lịch sự như áo sơ mi, quần tây hoặc Âu phục, cô dâu có thể chọn mặc váy dài hoặc áo dài.
Những khâu chuẩn bị của hai bên gia đình
Lễ dạm ngõ sẽ được diễn ra toàn bộ tại tư gia của cô dâu tương lai. Để chuẩn bị tốt nhất gia đình đằng gái cần dọn dẹp trang trí lại nhà của, căn chỉnh số lượng bàn ghế đảm bảo đầy đủ vị trí cho hai bên gia đình ngồi thăm hỏi và bàn chuyện. Ngoài ra, gia chủ cần dọn dẹp, cắm hoa, bày biện hoa quả đầy đủ ấm cùng cho buổi lễ.
Đây là buổi gặp đầu tiên, nên ấn tượng về hai bên gia đình rất quan trọng. Hoa quả, bánh trà là những thứ không thể thiếu để mọi người dễ bàn việc với nhau hơn. Nếu hai gia đình xa nhau, nhà gái có thể tổ chức bữa cơm thân mật mời hai bên gia đình cùng dùng.
Về phía gia đình chú rể, cần chuẩn bị đầy đủ các lễ theo những phong tục của từng địa phương. Các lễ thường thấy bao gồm trầu cau, hoa quả, trà bánh, rượu nếu gia đình không hiểu nhiều về phong tục địa phương có thể thuê đơn vị cưới hỏi chuẩn bị giúp. Lưu ý cần phải kiểm tra trước khi xuất phát đảm bảo chất lượng của tráp lễ.
Trình tự hoạt động trong buổi lễ dạm ngõ.
Tới này làm lễ, gia đình nhà chú rể sẽ mang lễ vật hay gọi là tráp lễ sang nhà cô dâu tương lai và tiến hành làm lễ dạm ngõ. Đại diện hai bên tiến hành chào hỏi và giới thiệu những người tham dự và họ có mối quan hệ gì trong gia đình của hai bên.
Gia đình chú rể tương lai sẽ chọn ra một người đại diện thường là những người trọng vọng trong dòng tộc phát biểu những lý do tổ chức buổi lễ. Tiếp theo, nhà trai trình những lễ vật mang sang và xin phép để cô dâu chú rể chính thức quen nhau và chuẩn bị việc kết hôn sắp đến.
Đại diện nhà gái sẽ thay mặt những người trong gia đình cảm ơn và thể hiện ý kiến trong chuyện để đôi trẻ chính thức qua lại tìm hiểu và kết hôn trong tương lai. Nếu đồng ý, cả hai bên sẽ tiếp tục bàn tính đến những chuyện tiếp theo của lễ cưới. Cô dâu chú rể sẽ dâng lễ lên bàn thờ, thắp hương kính báo về hôn sự này và cầu mong chúc phúc từ tổ tiên.
Những điều kiêng kỵ lễ dạm ngõ cần lưu ý
Tuy ngày nay, lễ cưới truyền thống được đơn giản trong nhiều khâu nhưng không vì vậy mà tầm quan trọng của lễ dạm ngõ được hạ xuống. Đây là bước khởi đầu trong quá trình kết nối hai người xa lạ thành người nhà với nhau, vì thế theo quan niệm nhân gian để quá trình diễn ra thuận lợi cần chú ý tránh va vào những kiêng kỵ:
- Không tổ chức vào các ngày, giờ có sao Quả Tú, Kim Lâu và Cô Thần chiếu mệnh. Vì theo quan niệm những ngày này sẽ khiến lễ diễn ra không thuận lợi ảnh hưởng đến cuộc sống sau này của cô dâu chú rể tương lai.
- Không tổ chức khi gia đình hai bên đang có tang sự. Vì theo phong thủy người xưa lễ tang thường mang những điều không tốt, không may mắn không phù hợp cho việc tốt lành như cưới gả.
- Kiêng k đổ vỡ chén, ly, dĩa, … trong nhà. Vì dân gian truyền nhau việc đồ vật đổ vỡ sẽ mang tín hiệu không tốt, vợ chồng trẻ có thể gặp những sứt mẻ, cãi vã, hôn nhân gặp nhiều vấn đề trong tương lai
Có thể bạn quan tâm:
- Ngày Cá tháng Tư – Ngày lễ tạo niềm vui cho mọi người
- Ngày thần tài – Ý nghĩa và tầm quan trọng của ngày này
Kết luận
Bài viết trên đây đã đem đến những thông tin cơ bản về lễ dạm ngõ – bước đầu tiên trong quy trình cưới truyền thống của người Việt Nam. Chuyện kết hôn là việc rất trọng đại trong đời mỗi người, hy vọng qua đây mọi người có thể tìm hiểu kỹ về các lễ nhờ đó và có sự chuẩn bị tốt nhất.