test

Giới thiệu về 7 cấp độ bò bít tết dành cho các thực thần

Phải nói rằng, bò bít tết là một món ăn rất được ưa chuộng tại Phương Tây với mùi vị thơm ngon đặc trưng của thịt bò. Cũng chính vì vậy mà món ăn này cũng khá phổ biến tại Việt Nam và được nhiều dân Việt yêu thích. Tuy nhiên, hầu như không phải ai cũng biết đến 7 cấp độ bò bít tết cũng như cách để có thể nhận biết được những cấp độ này là như thế nào. Chính vì lý do đó mà bài viết này sẽ giải đáp tất tần tật những vấn đề trên cho bạn.

Bò bít tết là gì?

Bò bít tết hay còn được gọi là beef steak theo tên tiếng anh, là một món ăn này có nguồn gốc xuất xứ từ phương Tây và được du nhập vào Việt Nam, trở thành một món ngon phổ biến. Thịt bò bít tết được chế biến với phần thịt được thái lát dày khoảng 1,5 – 2,5 cm, được cắt vuông góc với  những thớ thịt được cắt ra.

Đặc trưng của món này là không tẩm ướp quá nhiều gia vị mà nó giữ nguyên hương vị ngọt đặc trưng của thịt bò. Do đó, thịt được nướng trên vỉ hoặc chảo, kết hợp với một vài nguyên liệu nấu đơn giản như muối, tiêu, dầu và bơ để ra thành quả món ăn. Bít tết thường được ăn kèm cùng các món ăn nhẹ như khoai tây chiên, trứng tráng hoặc salad rau.

Bò bít tết là gì?
Bò bít tết là gì?

7 cấp độ bò bít tết chuẩn Âu Mỹ

Hiện nay thì cơ bản ta sẽ có khoảng 7 cấp độ bò bít tết khác nhau. Mỗi cấp độ sẽ có một cách nhận biết đặc trưng và cực kỳ dễ dàng. Cùng theo dõi nội dung dưới đây

Raw – Là phần thịt bít tết kiểu sống, không qua chế biến

Raw được biết đến là một miếng bít tết bò tươi hoàn toàn sống. Ở cấp độ này, các đầu bếp sẽ thường chế biến thành các món bít tết tartare hay còn gọi là bò bít tết kiểu Pháp: thịt bò thái nhỏ tẩm ướp nhẹ cùng một ít muối, tiêu, hành lá và lòng đỏ trứng. Đây là một cách chế biến khá kén ăn ở Việt Nam.

Blue rare – Bít tết tái sống, thịt chín 10%

Thịt bò phi lê sẽ là phần thịt được sử dụng nhiều cho cách chế biến kiểu này. Thịt sẽ được nướng trong vài giây đến 1 phút để có thể đạt được độ chín trong khoảng 10%. Bề mặt của miếng thịt hơi chín vàng và bên trong thịt vẫn còn giữ được độ lạnh, nhiệt độ của miếng thịt khá thấp, từ 10 đến 29 độ C. Thịt cá có màu đỏ, tươi và nhiều nước để kích thích hương vị cũng như khử bớt mùi tanh khi ăn thì bạn có thể vắt thêm một xíu nước cốt chanh tươi hoặc chấm với nước mắm tiêu xanh. Đây là 1 trong 7 cấp độ bò bít tết. 

Rare – Bít tết tái, thịt chín 25%

Thịt được sử dụng để nướng sơ qua đều hai mặt trong khoảng 2 đến 2,5 phút để thịt chín vàng bên ngoài. Phần thịt bên trong có được độ nóng đến khoảng 30 – 51 độ C, tuy vậy nó không chín hẳn hoàn toàn mà bên trong vẫn đỏ tươi và mọng nước. Bên ngoài có mùi vị hơi vàng cháy đều của thịt bò nướng. Món ăn này ăn cực kỳ mềm mại, mọng nước và được khá nhiều người ưa thích. Đây là 1 trong 7 cấp độ bò bít tết. 

Medium rare – Bít tết tái chín, thịt chín 50%

Thịt bò nấu để đạt mức chín tái như thế này thì mỗi mặt của miếng thịt phải được nấu trong 2 đến 4 phút, 50% lượng thịt chín cân bằng giữa hai trạng thái chín và sống. Bề mặt của miếng bít tết được làm săn lại, bên trong vẫn giữ được hoàn toàn độ ấm ở nhiệt độ khoảng 57 đến 63 độ C. Thịt hai mặt bên ngoài dần săn lại, bề mặt thịt chuyển sang màu nâu sẫm,  bên trong không  đỏ tươi như bậc chín tái ở trên mà nhạt dần và chuyển sang  màu hồng nhạt. Thịt quả màu hồng, ít ngon ngọt.

7 cấp độ bò bít tết chuẩn Âu Mỹ
7 cấp độ bò bít tết chuẩn Âu Mỹ

Medium – Bít tết chín vừa, thịt chín 75%

Thịt bò được nướng kỹ trong 4 đến 6 phút mỗi mặt thì mới đặt được mức độ 75% độ chín. Lúc này, thịt phần bên ngoài đã cháy xém bên ngoài và có màu nâu sẫm. Bên trong thịt nóng và có nhiệt độ 63 đến 68 độ C. Thịt bò phía trong vẫn giữ được một chút sắc hơi hồng chứ không có màu đỏ tươi. Miếng bít tết vừa chín tới, bên trong vẫn có độ ẩm ngọt. Món bít tết này được nhiều thực khách châu Á lựa chọn vì nó chưa chín kỹ, thịt nóng nhưng vẫn ngon ngọt. Đây là 1 trong 7 cấp độ bò bít tết

Thịt chín 75%, nhiệt độ miếng thịt khoảng 63 đến 68 độ C

Medium well – Bít tết chín tới, thịt chín 90%

Như đúng tên gọi của nó thì cách nấu này sẽ cho ra một miếng bít tết chín đủ độ. Bên ngoài phần thịt nâu sẫm, bên trong không còn ánh hồng, miếng thịt trong cũng không còn mọng nước nữa. Nhiệt độ trung bình cho cách chế biến món này là ở 72-77 độ C khi nướng xong.

Medium well – Bít tết chín tới, thịt chín 90%
Medium well – Bít tết chín tới, thịt chín 90%

Well done – Bít tết chín hoàn toàn 100%

Thịt chín hẳn, chín vàng và có màu nâu đậm bên ngoài, thịt ấn vào vẫn có được độ săn nhẹ nhưng không quá khô. Phía bên trong miếng bít tết sẽ được nấu chín hoàn toàn ở nhiệt độ  77 độ C hoặc cao hơn. Thịt khô, có màu nâu và có hương vị hấp dẫn nhất ở tất cả các cấp độ. Tuy nhiên, thịt sẽ không mềm và ngon như với các mức độ chín vừa nêu.

Như vậy, bài  viết dưới đây đã tổng hợp 7 cấp độ bò bít tết. Hy vọng sau bài viết bạn đã biết hơn về kiến thức hấp dẫn này. 

Bài viết gần đây