Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn là một trong những di sản văn hóa nổi tiếng ở Hải Phòng. Đây là hoạt động văn hoá, tôn giáo và nghệ thuật truyền thống phản ánh cuộc sống của một cộng đồng dân tộc Việt Nam. Bạn đã biết về ý nghĩa của lễ hội chọi trâu chưa? Cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ hội chọi trâu Đồ Sơn
Ý nghĩa của lễ hội chọi trâu là gì? Theo truyền thuyết, lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn là lễ hội cầu thịnh vượng và hạnh phúc cho người dân địa phương bắt nguồn từ thế kỷ 18.
Vào một đêm rằm tháng 8, người dân miền biển Đồ Sơn nhìn thấy một ông tiên đang say sưa ngắm 2 chú trâu chọi nhau trên các con sóng bạc. Cũng từ đó, lễ hội chọi trâu trở thành nguồn cội trong đời sống tâm linh của người Đồ Sơn. Thời điểm chính để tổ chức hội lúc vụ cá nam chuyển sang vụ cá bắc và cũng là lúc ngư nhàn ít mưa bão.
Từ nguồn gốc ấy, có thể nhận thấy rằng lễ hội chọi trâu mang một ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống con người Đồ Sơn từ xưa đến nay. Bên cạnh nhu cầu vui chơi, tìm hiểu thì mùa lễ hội cũng là lúc người ta tưởng nhớ đến công ơn của các vị thần đã duy trì kỷ cương làng xã. Ngoài ra, cũng là để cầu nguyện cho “nhân khang, vật thịnh”.
Chọi trâu không đơn thuần là con trâu chọi mà nó còn đã trở thành tục lệ và tín ngưỡng độc đáo ở vùng Đồ Sơn.
Độc đáo lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn
Lễ hội chọi trâu của người dân Đồ Sơn được tổ chức nào mùng 9/8 âm lịch hàng năm. Đây cũng chính là lúc ngoài đồng vào thì con gái, ngư dân cũng vừa kết thúc mùa cá nên rất thích hợp để chuẩn bị cho lễ hội.
Các phần của lễ hội
Giống như nhiều lễ hội khác, hội chọi trâu ở Đồ Sơn cũng có 2 phần, đó là: Phần lễ và phần hội đan xen.
Theo đó, phần lễ sẽ giữ nguyên nghi thức truyền thống với các nghi lễ trang trọng như: Lễ tế thần Điểm Tước, lễ rước kiệu bát cống, long đình cờ thần bay phất phới và rộn rã trong tiếng nhạc dẫn trâu đi trình thành hoàng làng.
Thông thường, phần lễ được diễn ra trước phần hội mấy ngày trong thế giới tâm linh kỳ diệu. Trước kia, lễ tế thần diễn ra ở các giáp của tổng Đồ Sơn với nhiều vật lễ tế và các thủ tục hành lễ.
Phần hội sẽ được diễn ra vào ngày chính hội (ngày mùng 9/8 âm lịch) với nhiều hoạt động mang đậm bản sắc dân tộc. Điệu múa khai hội được 24 chàng thanh niên của làng chia thành 2 hàng trình diễn vừa uyển chuyển, vừa mạnh mẽ trong những âm thanh của trống và thanh la. Theo người dân Đồ Sơn, để giục các “ông trâu” thi đấu thêm phần quyết liệt thì tiếng trống phải to, người đánh trống phải có sức dẻo dai hơn người.
Lễ hội mang lại niềm hứng khởi
Lễ hội chọi trâu không những mang lại niềm vui cho mọi người mà còn là thú chơi lắm công phu. Từ việc chọn trâu, mua trân và nuôi trâu đến luyện trâu cũng đòi hỏi một quá trình kiên trì, kỳ công. Trâu tham gia thi hội phải được những người dày dặn kinh nghiệm chọn kỹ và nuôi từ cả năm trước.
Bởi lẽ, việc luyện trâu khá công phu, trâu phải tập chạy, lội bùn, leo núi. Đặc biệt, trâu phải thích nghi với những biến đổi của thời tiết nhằm nâng cao sức chịu đựng và tăng khả năng dẻo dai.Tùy theo từng trường hợp có thể vót sừng hoặc múi khế.
Ngoài ra, người dân Đồ Sơn còn phải tập cho trâu bạo dạn trước chỗ đông người và âm thanh huyên náo hay những màu sắc rực rỡ có trong lễ hội. Đồng thời, đánh thức khả năng tự vệ và tiến công của trâu bằng những động tác “nhử” hoặc “ghé” giữa hai bên cổng sắc.
Trong các cuộc chọi trâu thì trâu sẽ được rút múi dây ở một khoảng cách định để chúng có thể lao thẳng vào nhau. Điều này góp phần làm cho trận đấu trở nên dữ dội và gay cấn hơn. Khi các “ông trâu” chiến đấu sẽ có miếng vồ, đánh dập, luồn sừng bẻ hay lật ngược đối thủ.
Miếng gảy, dừng sừng đánh vào bất kỳ chỗ nào của đối thủ. Hiểm hóc nhất miếng quỳ, 2 chân trước gập xuống, mặt mày sát đất, day sừng lấy cáng tống hầu và miếng chọc mắt… Tuy nhiên, những lối đánh này con người không thể dạy mà nó chính là bản năng và nảy sinh khi trâu “kháp sới”.
Trong lễ hội, sẽ có khá nhiều đôi trâu đánh nhau quyết liệt, có trận kéo dài liền 40 phút đồng hồ, có con tuột sừng vẫn quyết đánh và giành chiến thắng. Sự dũng mãnh và kiên cường của trâu chọi chính là biểu tượng gửi gắm ý nguyện và khí phách của người dân Đồ Sơn rất giàu tinh thần thượng võ.
Một nét độc đáo trong hội chọi trâu ở Đồ Sơn là dù thắng hay thua. Sau khi kết thúc lễ hội, các “ông trâu” đều được mổ thịt tế lễ trời đất và cầu mưa thuận gió hòa. Người ta cũng quan niệm rằng, nếu ăn thịt trâu chọn vào dịp lễ hội sẽ gặp nhiều điều may mắn.
Hy vọng với những thông tin cung cấp Ý nghĩa của lễ hội chọi trâu Đồ Sơn mùng 9/8 Âm lịch sẽ giúp bạn có hiểu thêm phần nào về văn hoá chọi trâu cũng như con người của vùng đất Đồ Sơn.