Lễ hội đua thuyền nét đẹp của người Việt trong mọi lễ hội truyền thống. Tùy theo từng vùng mà có sẽ có những thay đổi nhỏ. Song bản chất của nó thì không bao giờ thay đổi, ở bất kỳ lễ hội nào bạn cũng sẽ tìm được không khí sôi nổi, náo nhiệt, những tiếng reo hò khắp nơi. Tất cả đã trở thành ký ức khó quên của những người đã từng được thưởng thức lễ hội này.
Đôi nét về lễ hội đua thuyền
Đua thuyền là một hoạt động đã có từ lâu xuất phát từ Ai Cập cổ đại. Sau đó phát triển mạnh mẽ sang các nước khác và được Olympic đưa vào thi đấu như một môn thể thao chính thống. Hiện nước ta cũng có một đội đua thuyền đầy tiềm năng đấy.
Lễ hội đua thuyền ở Việt Nam không những là một môn thể thao mà còn là một lễ hội luôn được lưu truyền trong dân gian như một món ăn tinh thần. Đua thuyền có ở các tỉnh thành với nhiều biến tấu khác nhau tạo nên một nét đẹp đặc trưng của người Việt.
Lễ hội đua thuyền được vào những ngày nào?
Lễ hội này sẽ thường được tổ chức vào đầu xuân hay rơi vào các ngày trong tháng giêng. Khi đến thời điểm này mọi người sẽ tổ chức thêm các hoạt động khác như ca múa vui chơi. Bên cạnh đó cũng có sẽ có những lễ hội được tổ chức vào thời điểm khác trong năm.
Lễ hội đua thuyền hòa mình vào đời sống của nhân dân
Đây từ lâu đã là một lễ hội có mặt ở khắp nơi trên đất nước Việt Nam, là truyền thống mà thế hệ đi trước truyền lại cho người đi sau. Có những người đã xem đua thuyền từ lúc mới bập bẹ nói cho đến khi tóc đã hoa râm. Từ những điều trên có thể thấy được lễ này đã cùng nhân dân ta trải qua bao nhiêu năm tháng thăng trầm của lịch sử.
Cho nên nó đã là một phần không thể thiếu đối với dân tộc ta, đặc biệt là trong tín ngưỡng tâm linh. Vậy nên đua thuyền sớm đã trở thành một lễ hội nổi tiếng mà nhà nhà đều biết đến.
Đua thuyền luôn nằm trong tín ngưỡng của người dân
Đua thuyền luôn đóng một vài trò tâm linh vô cùng mạnh mẽ trong đời sống của dân Việt. Đặc biệt là các tỉnh có nhiều sông hồ kênh rạch, hoặc giáp biển thì họ lại càng coi trọng lễ hội này hơn.
Đối với người Việt đua thuyền thường mang ý nghĩa cầu mong một năm bình an ấm no hạnh phúc. Ở một số nơi đua thuyền còn mang ý nghĩa cầu mưa, khai thông kênh rạch. Tuy ý nghĩa khác nhau nhưng nhìn chung lại thì hoạt động này lúc nào cũng mang điềm lành đến cho mọi người.
Đua thuyền thể hiện tinh thần đoàn kết của người Việt Nam
Từ lâu lễ hội này đã trở thành dấu ấn ăn sâu vào nếp sống của dân tộc Việt Nam. Ở lễ hội việc luôn luôn đề cao tình đồng đội, tình đoàn kết chứ mọi người không hề quá xem trọng chiến thắng. Không những thế đua thuyền còn kéo gần khoảng cách mọi người xích lại nhau hơn.
Đến với đua thuyền là bạn đã chạm vào được cái hồn văn hoá của người Việt. Những thứ này đã góp phần tạo nên một nét đặc trưng của người Việt Nam mà bạn sẽ không thể tìm thấy ở bất kỳ đâu.
Đua thuyền giúp phát triển văn hóa Việt
Hàng năm, có hàng nghìn người ngoại quốc đến nước ta chỉ để thưởng thức đua thuyền truyền thống, điều này đã giúp nền kinh tế tăng trưởng nhanh chóng. Lễ hội này cũng được nhiều bài báo nước ngoài ca ngợi. Hơn hết nó đã thành công mang văn hoá nước ta đến những nơi xa xôi như: Anh, Pháp, Mỹ…
Luật của lễ hội đua thuyền
Trong lễ hội sẽ có những người chèo thuyền gọi là tay chèo. Số tay chèo thường sẽ dao động vào khoảng từ 15 cho đến 20 người. Khi nghe tiếng hô của trọng tài, các đội sẽ dùng sức chèo nhanh về vạch đích. Đội nào đến trước sẽ đội chiến thắng. Ở mỗi địa phương sẽ có cách tính vòng chơi khác nhau nhưng thường sẽ có 3 vòng: sơ kết, bán kết và chung kết.
Trong một số trường hợp, nếu trọng tài thấy một đội cố tình đụng thuyền hay dùng cách gian lận để thắng thì coi như đội đó sẽ bị huỷ bỏ tư cách thi. Tuy nhiên hầu hết các lễ hội mọi người đều xem niềm vui là chính, vậy nên chẳng ai lại làm những việc như gian lận cả.
Có thể đi xem lễ hội đua thuyền ở đâu?
Nếu bạn đang thắc mắc có thể thưởng thức lễ hội này ở đâu thì bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi đó. Đây là một vài tỉnh có lễ hội đua thuyền được diễn ra thường niên với đông đảo người hâm mộ từ các nơi đổ về xem.
Lễ hội đua thuyền ở thành phố du lịch Đà Nẵng
Từ lâu Đà Nẵng đã là một nơi du lịch phổ biến được người dân quốc tế và trong nước biết đến. Nhưng nếu bạn đến đây vào khoảng tháng giêng âm lịch thì có còn thể được trải nghiệm hội đua thuyền của nơi này nữa đấy.
Lễ hội này tổ chức ngay trên sông Hàn của Đà Nẵng. Các đội gồm khoảng 20 người là thanh niên từ 18 – 35 tuổi sẽ thi đấu với nhau. Khi lễ hội bắt đầu thì những bô lão sẽ đứng trước bờ sông cầu nguyện.
Đua thuyền có lịch sử gần 200 năm ở đảo Lý Sơn
Đây là lễ hội về đua thuyền đã được công nhận là di sản phi vật thể của nước ta. Ở đây những chiếc thuyền đặc biệt mang đầu của Long, Lân, Quy, Phụng tượng trưng cho những điềm lành.
Ở đây trước khi đến lễ hội tầm một tháng là người dân đã họp để chuẩn bị mọi thứ tươm tất. Sau đó người dân còn đốt hương thành kính với thần linh rồi mới bắt đầu cuộc đua. Tương truyền rằng đội nào giành được cúp vô địch của năm thì đội đó sẽ có nhiều may mắn.
Lễ hội đua thuyền ở tỉnh Quảng Bình
Đây là lễ hội có thời gian tổ chức vào ngày 2/9 Quốc Khánh. Vì con sông Kiến Giang thường đầy ắp nước vào mỗi tháng 8 âm lịch trong năm trở thành nguồn tưới tiêu chính cho cây trồng nơi đây. Nên người dân bèn chọn thời điểm này trong năm để ăn mừng, tổ chức đua thuyền.
Hơn nữa sau cách mạng tháng tám, đua thuyền ở đây còn có thêm ý nghĩa là để tưởng nhớ Bác Hồ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ở lễ hội này bạn còn có thể xem cả những đội đua của nữ, một nét riêng biệt mà ít nơi đâu có được. Ở trên là một số lễ hội nổi bật ở các tỉnh thành phố. Nếu có dịp mọi người hãy đến một lần nhé.
Khi đi xem đua thuyền bạn chuẩn bị những gì?
Khi đi xem đua thuyền bạn cần đến thật sớm để có được chỗ ngồi có tầm nhìn tốt, thấy rõ được cái đội chèo thuyền. Sau đó bạn cần mũ, áo khoác vì những nơi đua thuyền thường có nắng to, cẩn thận kẻo bị cảm nắng. Mang theo nước để giải nhiệt nhé.
Lưu ý khi đi xem lễ hội
Vì lễ hội có khá đông người nên khi dẫn theo trẻ con hãy thường xuyên để mắt tới chúng, tránh trường hợp bị lạc mất. Sau khi lễ hội kết thúc hãy dọn dẹp sạch chỗ ngồi của mình để giữ vệ sinh chung. Cẩn cận tư trang của mình khi ở nơi có nhiều người
Có thể bạn quan tâm:
- Lễ tình nhân – Ngày lễ tôn vinh, thể hiện tình yêu đôi lứa
- Lễ Tạ Ơn là ngày nào? Nguồn gốc,ý nghĩa và các món ăn Lễ
Tổng kết về lễ hội đua thuyền
Lễ hội đua thuyền là một lễ hội mà tồn tại từ lâu cùng dân tộc Việt Nam ta. Vì lẽ đó lễ không chỉ là một hoạt động thường niên mà còn là những tập tục, truyền thống mà cha ông ta đã để lại. Cho nên trong lễ hội này chúng ta sẽ thấy được những giá trị văn hóa tinh thần quý báu từ ngàn xưa của dân tộc.