Những ngày hè oi ả, việc thưởng thức những món chè thanh mát sẽ là cách giải nhiệt hiệu quả. Tuy nhiên còn gì tuyệt hơn khi có thể tự tay làm những món ăn đó cho mọi người. Hôm nay, hãy cùng học cách làm chè bưởi mà chúng tôi sắp chia sẻ sau bài viết để thêm kiến thức làm món ngon xua tan nắng nóng ngày hè này.
Tìm hiểu về món chè bưởi
Bưởi được biết đến là loại quả giàu vitamin C rất tốt cho con người. Người Việt Nam luôn tận dụng loại quả quý này cho rất nhiều mục đích như ép lấy nước, lấy tinh dầu, làm mứt hoặc làm chè. Đặc biệt chè bưởi không làm từ múi bưởi.
Chè bưởi là món ăn đậm chất miền quê Việt Nam, được làm từ sự sáng tạo độc đáo của người dân Tây Nam Bộ. Chè nổi tiếng và phổ biến nhất ở vùng Cần Thơ. Cách làm chè bưởi hiện nay đã lan rộng ra các tỉnh miền Bắc và miền Trung, tuy nhiên có sự khác biệt về hương vị vùng miền, dẫn đến cách biến chế cũng thay đổi ít nhiều.
Dù xuất phát từ Tây Nam Bộ nhưng đây là thức quà thu Hà Nội. Khác với chè truyền thống, món chè bưởi là sự kết hợp đặc biệt từ cùi bưởi, bột năng và đậu xanh. Khi ăn, mọi người sẽ cảm nhận được sự dai giòn sần sật của cùi bưởi, sự thơm ngon của đậu xanh, sự bùi béo của nước cốt dừa và vị ngọt ngào từ nước đường.
Chuẩn bị nguyên liệu theo cách làm chè bưởi cơ bản
Bạn cần chuẩn bị một số các nguyên liệu cơ bản để chế biến những ly chè bưởi thơm ngon cho người thân và bạn bè:
- Cùi bưởi: 600g
- Đậu xanh tách vỏ: 200g
- Nước cốt dừa: 100ml
- Đường: 145g
- Bột năng: 120g
- Lá dứa: 1 nắm nhỏ
- Muối: 2 muỗng
- Dụng cụ: bát tô, chảo, dao, nồi, thớt, nồi hấp
Cách làm chè bưởi ngon với công thức đơn giản
Chè bưởi là món ăn nhận được nhiều quan tâm, săn đón vào dịp hè đến. Tên tuổi của chè bưởi hiện nay đã vang xa khắp vùng miền vào tạo nên ấn tượng khó phai trong lòng người thưởng thức. Bạn cũng có thể tự làm món chè bưởi với công thức cách làm chè bưởi ngay sau đây.
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Đậu xanh sau khi mua về loại bỏ hạt hư, hạt bị lép, rửa sạch và ngâm trong nước từ 8-10 tiếng, tốt nhất nên ngâm qua đêm, sau đó vớt đậu ra, rửa lại nước một lần nữa và để ráo. Cho đậu xanh vào nồi hấp với lửa vừa, sau khoảng 20 phút, mở nắp nồi, dùng đũa ấn vào thấy đậu xanh chín thì tắt bếp và để nguội.
Cùi bưởi là phần giao giữa vỏ bưởi và thịt bưởi, bạn mua bưởi về, lấy lõi trong và chừa lại phần vỏ, loại bỏ phần vỏ xanh và ít tớt bưởi bên trong. Sau đó, cắt cùi bưởi thành hạt lựu. Cùi bưởi sau khi cắt cho vào tô ngâm với muối trắng. Dùng tay bóp cùi bưởi thật mạnh và lặp đi lặp lại động tác này nhiều lần để cùi bưởi hết đắng và là bước quan trọng trong cách làm chè bưởi.
Sau đó, luộc cùi bưởi trong nước đun sôi khoảng 5 phút, vớt ra và ngâm trong tô nước đá lạnh trong 3 phút. Cùi bưởi ngâm xong sẽ vắt cho đến khi ráo nước và tiếp tục bỏ vào một chiếc tô mới. Cho 45g đường cùng nửa bát ăn cơm nước vào trộn đều và để trong 3 tiếng cho cùi bưởi ngấm đường và hết vị đắng hoàn toàn.
Bước 2: Sên cùi bưởi theo cách làm chè bưởi
Cùi bưởi sau khi ngâm đường sẽ đổ vào chảo lớn và sên trong 15 phút với lửa nhỏ. Khi cùi bưởi bắt đầu săn lại, bạn tiếp tục cho thêm bột năng vào, lưu ý cho bột năng từ từ và liên tục đảo đều cùi bưởi để lớp bột năng được bao bọc hoàn toàn vào lớp cùi.
Bạn đun sôi nồi nước, có thể thêm đường hoặc không, chờ nước sôi thì cho phần cùi bưởi vào luộc. Đợi đến khi cùi bưởi nổi lên trên mặt nước và có màu trắng trong thì nhanh chóng bỏ chúng vào tô nước đá lạnh để giúp cùi bưởi giòn hơn và không bị kết dính vào với nhau. Sau đó, chắt nước và để ráo cùi bưởi.
Bước 3: Nấu chè bưởi
Đây là phần quan trong cách làm chè bưởi và bạn bắc một nồi nước tầm 750ml, cho thêm lá dứa vào tạo mùi thơm và khi nước sôi cho phần đường còn lại vào nồi, khuấy đều tay cho đường tan hết. Tiếp tục cho cùi bưởi, đậu xanh đã hấp chín vào nấu trong 7 phút. Sau đó, vớt lá dứa ra và tiếp tục đun với lửa nhỏ.
Bạn lấy một cái bát nhỏ thêm một ít bột năng và một ít nước khuấy đều cho tan ra. Đổ phần nước bột năng vừa hòa vào nồi nấu, khuấy đều tay cho hỗn hợp hòa quyện, nấu thêm 10 phút đến khi chè có độ sánh mịn nhất định thì hoàn thành.
Bước 4: Thu hoạch món chè bưởi theo cách làm chè bưởi
Sau khi chè nấu xong, bạn tắt bếp, múc ra bát và thưởng thức. Bạn có thể ăn trực tiếp hoặc thêm đá, thêm dừa nạo, nước cốt dừa để tăng thêm hương vị cho món chè. Chè bưởi khi ăn mang vị ngọt không quá gắt, vị giòn giòn, dai dai của cùi bưởi hòa quyện với độ thơm của đậu xanh, hương thơm thoang thoảng nhưng cuốn hút của mùi lá dứa và độ mát lạnh của đá cũng như độ béo của nguyên liệu đi kèm như dừa nạo, nước cốt dừa, đậu phộng, hoặc dừa khô sẽ tạo nên mùi vị cuốn hút, ngon mê ly.
Một số mẹo giúp chè bưởi thêm ngon
Với mong muốn từ công thức về cách làm chè bưởi sẽ tạo ra món chè được ngon nhất, đúng vị nhất có thể, quan trọng nhất là khâu sơ chế chè bưởi và hơn hết là khâu chọn nguyên liệu. Vậy hãy học một số mẹo sau đây:
Cách chọn cùi bưởi ngon
Để chọn cùi bưởi ngon phải xuất phát từ việc mua và chọn quả bưởi ngon. Quả bưởi ngon và chất lượng là quả khi cầm chắc tay, vỏ căng bóng, tươi hơi ửng vàng. Một quả bưởi dày cùi là quả bưởi mà khi gõ vào nghe tiếng bồm bộp, thích hợp để nấu chè. Không nên chọn loại vỏ sần sùi, nhiều nốt gai nhỏ và màu xanh đậm vì có thể đây là bưởi ít cùi, bưởi non.
Cách chọn đậu xanh
Bạn nên chọn loại đã cà vỏ sẵn cho tiện, hạt đậu non là hạt ít bị đạp nát, bị sâu hư, hạt màu vàng bóng, hạt có kích cỡ đều nhau. Đậu xanh còn mới khi ngửi có mùi thơm nhẹ, không có mùi ẩm mốc. Không chọn loại hạt nát, màu đen, hạt không đều nhau.
Có thể bạn quan tâm:
- Cách làm kem thơm ngon, mát lành tại nhà cho người mới
- Cách làm bánh chuối chiên đơn giản thơm ngon khó cưỡng
Lưu ý khi nấu
Khi sơ chế bưởi, cần gọt vỏ xanh ngoài sâu vào để đỡ bị đắng. Trong quá trình sơ chế vỏ bưởi tốn rất nhiều thời gian bởi cần rửa sạch với muối nhiều lần để loại bỏ vị đắng, có thể rửa với đường. Khi nấu chè, bạn có thể làm tăng hương vị món ăn bằng cách thêm vani vào sau khi chín.
Nếu bạn dùng loại cùi khô thì lưu ý nên mua ở những cửa hàng bán nguyên liệu nấu chè hoặc các tiệm đồ khô. Hoặc bạn có thể đặt mua hàng tại những shop uy tín trên các trang điện tử. Trước khi mua hay nhận hàng nên kiểm tra màu sắc của cùi bưởi, không nên chọn loại có dấu hiệu thâm mốc, cứng quá hoặc bở nát để tránh làm hư hoặc ảnh hưởng đến món chè.
Ngoài ra khi ăn chè bưởi bạn có thể thêm đá xay, dừa nạo, dừa khô, nước cốt dừa để tăng hương vị thơm ngon cho món. Mặc dù chè bưởi thơm ngon, giải khát, thanh mát và nhiều chất dinh dưỡng nhưng đừng vị thế mà lạm dụng món này nhé. Hãy ăn 2 – 3 lần/1 tuần kết hợp ăn uống hợp lý để tránh gây tăng cân.
Qua bài viết hướng dẫn cách làm chè bưởi thơm ngon, béo ngậy mà chúng tôi vừa chia sẻ, bạn có thấy chúng dễ dàng không? Hãy lưu ngay công thức trên vào sổ tay của mình để tự chiêu đãi gia đình, người thân trong những ngày nắng oi ả. Đừng quên theo dõi chúng tôi để có những công thức hữu ích cho sổ tay nội trợ của bạn nhé.