Lễ Hội đua thuyền Đà Nẵng luôn được xem là một trong những lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Hơn nữa, lễ hội này rất được khách du lịch ưa chuộng khám phá. Cùng mình tìm hiểu những thông tin thú vị về lễ hội này nhé!
Tổng quan về lễ hội đua thuyền Đà Nẵng
Lễ hội đua thuyền ở Đà Nẵng được tổ chức tại quận Liên Chiểu vào tháng giêng âm lịch hàng năm. Hoạt động văn hóa này rất nổi tiếng và thu hút được một lượng lớn người dân cũng như khách du lịch đến tham gia cổ vũ. Lễ thường diễn ra vào đầu mùa xuân với ý nghĩa mong muốn một năm mới mưa thuận gió hòa để người dân có được cuộc sống no ấm. Lễ hội này còn là nơi gửi gắm những mong muốn của người dân bản địa về một năm sông rạch khai thông, thuận lợi để phát triển kinh tế.
Để tổ chức hội đua thuyền, thông thường các chủ trì của làng kêu gọi thanh niên trai tráng, lập thành những đội đua thuyền. Nếu như làng nào giành được chiến thắng trong năm đó thì cả năm sẽ gặp được nhiều may mắn, phát tài phát lộc. Lễ hội đua thuyền đã có lịch sử hàng trăm năm, gắn với sự hình thành và phát triển của làng, của xóm. Do vậy, từ lâu lễ hội này đã trở thành thông lệ đầu năm ở thành phố Đà Nẵng.
Nên khám phá Lễ hội đua thuyền vào thời điểm nào?
Lễ hội đua thuyền ở Đà Nẵng thường tổ chức vào tháng giêng âm lịch. Đây cũng là thời gian lý tưởng để vi vu Đà Nẵng. Vào lúc này, không khí của mùa xuân thật mát lạnh và dễ chịu, trời đất cũng chan hòa. Do vậy, việc tham quan đi lại cũng thuận tiện hơn rất nhiều, và khi tham gia cổ vũ đua thuyền cũng sẽ phấn khởi và nồng nhiệt hơn.
Hơn nữa, nếu đi vào khoảng thời gian này, bạn có thể di chuyển đến nhiều địa điểm du lịch, danh lam thắng cảnh khác và checkin Đà Nẵng. Mùa xuân là mùa của cỏ cây, của trăm hoa khoe sắc, nắng trời dịu nhẹ, rất thích hợp cho các hoạt động du lịch, trải nghiệm.
Lễ hội đua thuyền Đà Nẵng có gì nổi bật?
3.1 Lễ hội đua thuyền – Nét đẹp văn hóa người Việt
Từ xa xưa, đua thuyền luôn được xem là một trong những hoạt động khai xuân, mang theo nhiều mong ước của người dân về một năm mới suôn sẻ, an lành. Đặc biệt, lễ hội đua thuyền là một nghi thức quan trọng của người miền biển như một cách kết nối với đất trời để cầu mong mưa thuận gió hòa.
Trước lễ hội một tuần, mọi người cùng nhau ngồi lại để họp bàn về cách thức tổ chức và động viên con cháu trong gia tộc tập luyện để tham gia hội thi. Bao giờ cũng thế, trước khi lễ hội chính thức diễn ra thì các bô lão trong làng và người tham gia chèo thuyền luôn đứng ở bên mũi thuyền để dâng hương, cầu nguyện. Do vậy, đây không chỉ là một hoạt động văn hóa mà còn là tín ngưỡng linh thiêng của người dân Đà Nẵng.
3.2 Lễ hội đua thuyềnđược tổ chức như thế nào?
Một hội thi đua thuyền thường sẽ tập hợp rất nhiều làng thi đấu với nhau. Mỗi đội đua sẽ có khoảng 30 thành viên, là những thanh niên trai tráng tuổi từ 18 35. Ai cũng nung nấu tinh thần quyết chiến quyết thắng, sục sôi niềm tự hào và khao khát giành giải thưởng về cho làng mình.
Trước giờ diễn ra hội đua, người dân từ khắp nơi lần lượt nối đuôi nhau đổ về, nô nức như đi trẩy hội. Đến thời gian đã định, tiếng còi báo hiệu sẽ vang lên, những chiếc thuyền được trang trí bắt mắt sẽ lập tức lao mình liên tục. Cứ mỗi nhịp hò reo, những chiếc thuyền sẽ thi nhau vượt lên trong sự cổ vũ hăng sau của mọi người xung quanh.
Các chàng trai làng cường tráng, khỏe mạnh, nhoài mình vươn sức chèo lái con thuyền theo nhịp đếm dứt khoát xen kẽ những tiếng thở gấp gáp. Ai nấy đều ướt sũng mình vì mồ hôi, nhưng tràn đầy khao khát khiến cho người cổ vũ thêm phần thương mến. Đến đây bạn có thể hòa mình vào không khí rộn ràng, kịch tính hấp dẫn và huyên náo của lễ hội đua thuyền.
Tham gia lễ hội đua thuyền Đà Nẵng cần lưu ý những gì?
Đây là hoạt động diễn ra ở ngoài trời cho nên bạn cần đảm bảo sức khỏe và tinh thần để có thể tham gia cổ vũ cho các đội chơi.
Lưu ý nên mang theo mũ nón, áo khoác, chống nắng và thường xuyên bổ sung nước, năng lượng bằng những món ăn nhẹ để có thể hoạt động suốt một ngày dài.
Khu vực này gần sông nước nên bạn cần tìm một vị trí an toàn và giữ đúng khoảng cách để không làm ảnh hưởng đến bản thân và những người tham gia lễ hội.
Cần tuân thủ nội quy vì xung quanh khu vực diễn ra lễ hội đua thuyền sẽ có phân chia khu vực dành cho khách du lịch đến xem.
Tuyệt đối không xả rác khi đi xem đua thuyền và chú ý giữ gìn vệ sinh môi trường và không phá hoại cảnh quan.
Lễ hội đua thuyền Đà Nẵng là điểm dừng chân khám phá văn hóa và bản sắc làng quê Việt ấn tượng. Đây luôn được xem là một trong những nét đẹp văn hóa được gìn giữ qua rất nhiều thế hệ. Đến khám phá lễ hội, bạn sẽ cảm nhận được không khí hòa vang, nhộn nhịp và tinh thần đoàn kết của người Việt.