Bánh bao là món ăn quen thuộc của người Việt Nam nhưng liệu nó có nguồn gốc ở Việt Nam hay không? cách làm bánh bao như thế nào? là những câu hỏi được nhiều người quan tâm và tìm hiểu. Để hiểu một cách tường tận về món bánh hấp dẫn này, hãy cùng theo dõi bài viết của chúng tôi ngay sau đây nhé.
Tìm hiểu về bánh bao
Bánh bao là một món ăn quen thuộc và phổ biến với rất nhiều người. Nguồn gốc xuất xứ của bánh là từ Trung Quốc vào thời Tam Quốc và Gia Cát Lượng được xem là cha đẻ của món bánh bao này. Bánh bao là loại bánh làm hỗn hợp bột mì với nước, bột nở được hấp chín, nhân bánh có rất nhiều loại từ rau củ đến thịt, đậu xanh hoặc đôi khi không có nhân.
Bánh bao ngoài được gọi với tên này thì còn tên khác như nunu, pau và humbow. Bánh dễ bị nhầm lẫn với bánh màn thầu – một loại bánh làm từ lúa mì lên men, hấp chín, thường có nhân ngọt, đây cũng là món bánh truyền thống của Trung Quốc. Tuy nhiên hai loại bánh này hoàn toàn khác biệt nhau về nguyên liệu làm vỏ bánh, nhân bên trong.
Bánh bao được xem là một biến thể, một sự cải tiến từ bánh màn thầu xứ Trung. Đây là một món ăn quen thuộc và được người Trung Hoa dùng vào tất cả ngày buổi, các bữa trong một ngày. Tuy nhiên, chúng thường được ưu tiên ăn vào bữa sáng là phổ biến nhất. Hiện nay, cách làm bánh bao không chỉ có mặt ở Trung Quốc mà đã lan sang các vùng lân cận, trong đó có Việt Nam.
Ngày nay bánh bao được biến đổi với rất nhiều vị, phù hợp với nhiều tầng lớp đối tượng như bánh bao chay, bánh bao nhân kim sa, bánh bao nhân xá xíu, bánh bao nhân gà xé xay, bánh bao gạo lứt, bánh bao sữa,… giúp đáp ứng khẩu vị ngày càng tăng cao của con người và qua đó cũng cho thấy sự sáng tạo không ngừng của người làm bếp.
Nguồn gốc ra đời món bánh bao
Gia Cát Lượng được xem là cha đẻ của món bánh bao và gắn liền với sự kiện “thất cầm thất thả”. Sau khi quân lính của Gia Cát Lượng thu phục được Nam Man Vương Mạnh Hoạch và quay trở về Thành Đô thì gặp trở ngại bởi dòng sông Lô Thủy rộng lớn, siết nước khiến họ không thể vượt qua được.
Sau khi biết được cần vật tế là 50 nam giới để qua được sông, ông đã nảy ra ý định dùng bột làm ra bánh có hình đầu người, có mũ và dùng thịt của ngựa để làm nhân rồi ném chúng xuống sông. Nhờ vào ý tưởng này, ông đã giúp đoàn quân của mình trở về quê hương một cách em đẹp. Sau này, ông đã đặt tên cho bánh đã làm là bánh đầu người (bánh man đầu).
Ý nghĩa của bánh bao
Bánh bao không chỉ gây ấn tượng bởi hương vị thơm ngon, cách làm bánh bao không quá cầu kỳ, phức tạp mà món bánh này còn mang một ý nghĩa rất đặc biệt. Bánh bao được dùng trong các bữa tiệc hoặc các lễ cúng bái với mong muốn cầu sự trường thọ, sung túc, tròn đầy của con người.
Bánh bao, đặc biệt là bánh bao hình trái đào thường được dùng trong lễ lộc, lễ khai trường để cầu điều may mắn, thịnh vượng, suôn sẻ trong làm ăn, kinh doanh. Đây cũng là món bánh có mặt trên bàn thờ tổ tiên như một cách để bày tỏ lòng biết ơn, thành kính của con cháu với tổ tiên và cầu mong may mắn, hạnh phúc, hạnh phúc, vạn sự như ý.
Chuẩn bị nguyên liệu với cách làm bánh bao đơn giản
Phần vỏ bánh:
- Bột mì đa dụng: 250g
- Nước ấm: 130ml
- Đường: 60g
- Bột nở: 1 thìa cf
- Men nở: 1 thìa cf
- Dầu ăn: 1 thìa canh
- Muối: 1 chút
Phần nhân bánh
- Thịt nạc vai: 200g
- Nấm mộc nhĩ: 10g
- Nấm hương: 10g
- Trứng cút: 8 quả
- Hành tây: ½ củ
- Cà rốt: ½ củ
- Miến: 1 nắm nhỏ
- Hành lá, hành khô: 1 nắm nhỏ
- Gia vị: nước mắm, hạt nêm, đường, muối
Cách làm bánh bao ngon như ngoài hàng
Với cách chế biến bánh bao có một công thức chung về thành phần và quy trình làm vỏ bánh, còn tùy vào nhân bánh khác nhau mà mọi người sẽ tốn nhiều thời gian hoặc ít thời gian hơn và độ ngon cũng phụ thuộc vào loại nhân bạn chọn.
Bánh bao nhân thịt hay bánh bao thập cẩm là những loại bánh bao được ưa chuộng nhiều nhất, vậy nên hãy cùng học cách làm bánh bao nhân thập cẩm ngay sau đây. Với cách làm này sẽ phù hợp với tất cả các bà nội trợ với thời gian chuẩn bị 30 phút và thời gian chế biến là 45 phút và khẩu phần dành cho 8 người ăn.
Bước 1: Làm phần vỏ bánh
Đầu tiên, để làm phần nhân bánh, bạn hòa tan đường với nước ấm và khuấy đều tay cho đến khi đường tan hết, tiếp tục thêm 1 thìa cafe men nở vào tô khuấy nhẹ và để hỗn hợp nghỉ trong 10 phút.
Cho 250g bột mì đa dụng vào một tô lớn, tiếp tục thêm 30g đường, bột nở và muối vào và trộn đều cho các thành phần lẫn vào nhau, tiếp tục cho phần nước đường đã chuẩn bị vào trong tô và nhào đều cho đến khi tạo thành khối bột dẻo mịn, không dính tay theo như cách làm bánh bao đã hướng dẫn.
Phết một lớp mỏng dầu ăn vào tô khác, cho khối bột đã nhào nặn vào trong tô, bịt kín miệng tô bằng tấm vải mỏng hoặc màng bọc thực phẩm để tránh bị khô bột. Tiếp tục để bột nghỉ trong 40 đến 50 phút. Lưu ý là không mở bột để xem lúc bột đang nghỉ. Sau thời gian nghỉ ngơi, bột sẽ nở ra gấp đôi lúc ban đầu.
Sau đó, mở tô bột, dùng tay nhào bột một lần nữa cho bột dẻo, mịn và thêm nước cốt chanh vào phần bột, nhào đều. Chanh được cho vào bột sẽ giúp cho bột có màu trắng sau khi hấp xong. Bạn cũng có thể bỏ qua công đoạn này.
Bước 2: Làm phần nhân bánh
Sơ chế nguyên liệu làm bánh:
Thịt nạc vai mua về rửa sạch và băm hoặc xay nhuyễn (lưu ý bạn có thể mua loại thịt người ta đã xay sẵn ngoài chợ, quán, siêu thị…). Nấm hương, mộc nhĩ ngâm trong nước nóng, cắt bỏ phần gốc nấm, rửa sạch và thái nhỏ. Cà rốt, hành tây gọt vỏ, rửa sạch và cắt nhỏ.
Trứng cút luộc chín, bóc vỏ (nếu không có trứng cút có thể thay thế trứng gà và cắt thành 4 miếng vừa ăn). Hành lá thái nhỏ, hành tím loại bỏ phần vỏ, dập dập cho nát ra và băm nhỏ. Miến rửa sạch, cắt nhỏ và thực hiện các công việc này theo như cách làm bánh bao hướng dẫn.
Trộn nhân: Cho 200g phần thịt đã băm nhuyễn vào tô cùng các loại nấm, miến, cà rốt, hành tây, hành lá, hành tím, nước mắm, bột nêm, bột ngọt, muối. Đeo bao tay vào trộn đều cho gia vị hòa quyện và tạo được độ kết dính. Sau đó, bạn chia nhân thành 8 phần ăn và nặn thành những khối nhân hình tròn.
Bước 3: Gói bánh theo cách làm bánh bao
Phần bột vừa ủ sẽ đạt được độ mềm, mịn, dẻo, chia bột thành 8 phần đều nhau, dùng cán lăn khối bột cho đến khi chúng xẹp xuống. Cho phần nhân đã vo thành viên vào giữa bột, ấn nhẹ phần nhân cho trứng cút vào giữa và sau đó vê kín lại. Gấp hai mép bột bánh theo vòng tròn và túm phần nhân ở giữa. Sau khi nặn hết bánh, cho bánh nghỉ trong vòng 20 phút.
Bước 4: Hấp bánh theo đúng cách làm bánh bao
Sau 20 phút chờ bánh nghỉ ngơi, tiến hành đem bánh đi hấp. Đặt bánh vào khay được lót giấy nến, đặt lên nồi hấp và hấp bánh trong vòng 20 phút. Bánh chín sẽ có mùi thơm hấp dẫn. Để bánh có màu trắng bắt mắt sau khi hấp, bạn có thể cho một ít dấm gạo vào nước. Bánh sau khi chín, bạn có thể đem ra và thưởng thức.
Yêu cầu sản phẩm khi hoàn thành: Bánh có màu trắng đẹp mắt, vỏ bánh căng mịn, nở bông xốp, dẻo dẻo. Nhân bánh ngon, nêm nếm gia vị vừa ăn, có mùi thơm, hòa quyện của thịt, nấm, rau củ và trứng cút. Bánh bao nếu ăn không hết nên bịt kín và bỏ trong ngăn mát tủ lạnh. Sau muốn ăn có thể đem ra hấp lại. Bánh ngon nhất là nên được ăn ngay khi hấp xong.
Có thể bạn quan tâm:
- Cách làm bánh Flan đơn giản tại nhà cho chị em tham khảo
- Cách làm chân gà sả tắc thơm ngon, dai giòn sựt sựt
Bài viết của chúng tôi về cách làm bánh bao hy vọng đã giúp ích cho bạn trong việc tìm hiểu về món ăn nổi tiếng và cách làm bánh. Hy vọng trong tương lai, bạn có thể tự làm ra nhiều loại bánh bao với nhiều loại nhân khác nhau cho gia đình mà vẫn đảm bảo ngon như ngoài hàng.