Trĩ là căn bệnh tương đối phổ biến và có khả năng tái phát cao. Vì thế, tìm cách chữa trị tại nhà là biện pháp được nhiều người lựa chọn. Trong số đó, cách chữa trĩ bằng lá trầu không sở hữu nhiều ưu điểm nên được ưa chuộng hơn cả. Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn tìm hiểu về cách làm ấy.
1. Vì sao có thể chữa trĩ bằng lá trầu không?
Dùng lá trầu không chữa bệnh trĩ là một trong những cách được nhiều người lựa chọn bởi tính đơn giản, chi phí thấp và nguyên liệu tương đối dễ tìm. Theo Đông y, trầu không là một loại dược liệu có nhiều tác dụng đối với bệnh trĩ, điển hình có thể kể đến là:
– Kháng viêm và kháng khuẩn
Loại lá này có vị cay, tính ấm và khả năng kháng viêm, kháng khuẩn rất tốt nên được chuộng để điều trị viêm nhiễm. Không những thế, hàm lượng tinh dầu betel phenol ở trong lá trầu không còn giúp cầm máu và sát khuẩn nên khi dùng nó để chữa bệnh trĩ sẽ giúp cầm máu, giảm ngứa rát, thu nhỏ búi trĩ và làm sạch trực tràng.
– Giàu khoáng chất và vitamin
Thành phần khoáng chất thiết yếu và vitamin ở trong lá trầu không giúp chống oxy hóa và bảo vệ cho thành mạch trực tràng không bị gốc tự do tấn công. Không những thế, những chất này còn góp phần thúc đẩy tổn thương do trĩ nhanh chóng hồi phục hơn nên rất đáng để chữa bệnh trĩ tại nhà.
– Cải thiện tiêu hóa
Lá trầu không có khả năng hỗ trợ giảm triệu chứng táo bón, tiêu chảy, đau dạ dày, chướng bụng, đầy hơi. Vì thế nó được dùng nhiều để điều trị các vấn đề tiêu hóa ở mức độ nhẹ, bao gồm cả bệnh trĩ.
2. Bốn cách chữa trĩ bằng lá trầu không
2.1. Lá trầu không ngâm hậu môn
Cách chữa trĩ bằng lá trầu không này nên được thực hiện sau khi đi đại tiện xong và hậu môn đã được vệ sinh sạch sẽ bằng nước ấm. Thao tác thực hiện như sau: đầu tiên, lấy một nắm lá trầu không đem ngâm trong nước muối 20 phút sau đó rửa sạch và đun với 4 lít nước. Đợi đến khi nước sôi thì đổ ra chậu, đợi cho bớt nóng thì ngâm hậu môn cho đến khi nước nguội là dừng.
Với cách làm này, tinh chất có trong lá trầu không sẽ dễ dàng thấm vào hậu môn, dần dần giúp búi trĩ được co lại. Thêm vào đó, nước ấm sẽ giúp cải thiện khả năng lưu thông của mạch máu, nhờ vậy mà viêm nhiễm và đau rát do trĩ cũng được giảm bớt.
2.2. Đắp lá trầu không vào hậu môn
Để chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không theo cách này cần chuẩn bị 1 nắm lá trầu không rửa sạch rồi ngâm với nước muối và để ráo. Tiếp sau đó lấy phần nguyên liệu đã chuẩn bị đem giã nát với chút muối và lọc lấy phần nước chấm lên búi trĩ, phần lá còn lại đắp xung quanh hậu môn và để đó khoảng 20 phút.
Duy trì bài thuốc này mỗi ngày 1 – 2 lần, sẽ giúp kháng viêm, diệt khuẩn và giúp búi trĩ co lại. Kiên trì khoảng 1 tuần đều đặn, với cấp độ trĩ nhẹ, người bệnh sẽ thấy hiệu quả.
2.3. Kết hợp trầu không và thảo dược
Để giảm chảy máu và co thắt búi trĩ có thể kết hợp trầu không với một số thảo dược như bồ kết, hạt cau và hạt gấc. Cách chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không, hạt gấc và bồ kết như sau: lấy mỗi loại 10g đem rửa sạch rồi giã nát sau đó cho vào nồi đun sôi cùng với 3 lít nước. Tiếp sau đó cắt nhỏ một quả cau cho vào đun sôi thêm 10 phút nữa rồi tắt bếp, đổ nước ra một cái chậu nhỏ.
Phần nước này dùng để xông hậu môn trong khoảng 20 phút cho đến khi nước nguội thì dừng. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể lấy bã của hỗn hợp đã nấu đắp quanh hậu môn trong vòng 30 phút.
2.4. Xông hơi búi trĩ bằng lá trầu không
Một cách chữa trĩ bằng lá trầu không rất đơn giản nữa là lấy một nắm lá trầu không đã được rửa sạch đun sôi với 2 lít nước khoảng 10 phút rồi đổ nước ra chậu sạch, xông hậu môn cho tới khi nước nguội. Cách làm này sẽ giúp cho các loại tinh dầu có trong lá trầu không hấp thu vào búi trĩ, nhờ đó mà giảm đau rát và viêm nhiễm, giúp búi trĩ dần co lại.
2.5. Một vài lưu ý
Khi thực hiện những cách chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không trên đây, để đạt được hiệu quả tốt nhất, người bệnh nên nhớ:
– Chọn mua lá trầu không tươi, có màu xanh đậm vì nó sẽ có nhiều tinh chất hơn so với lá đã vàng.
– Trước khi thực hiện bất kỳ cách chữa trị nào cũng cần rửa lá trầu không thật sạch để tránh các tác nhân gây hại tấn công búi trĩ khiến viêm nhiễm nặng hơn.
– Tuyệt đối không thụt rửa vào sâu bên trong hậu môn vì rất dễ dẫn đến viêm nhiễm trực tràng.
– Trong quá trình thực hiện cách chữa trĩ bằng lá trầu không, người bệnh nên có chế độ ăn uống hợp lý, chú ý tăng cường bổ sung vitamin và chất xơ, tránh xa đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, khó tiêu, thô cứng,… để đạt hiệu quả chữa bệnh tốt nhất.
– Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày vừa giúp thúc đẩy nhu động ruột cải thiện tiêu hóa vừa giúp thanh lọc cơ thể tốt hơn.
– Giữ tinh thần lạc quan, chế độ ngủ nghỉ khoa học kết hợp luyện tập thể dục đều đặn mỗi ngày sẽ giúp việc điều trị đạt kết quả tích cực hơn.
Những cách chữa trĩ bằng lá trầu không trên đây tuy có những ưu điểm nhất định nhưng nó chỉ đạt được hiệu quả với trĩ cấp độ nhẹ. Nếu trĩ đã phát triển sang cấp độ 3, 4 thì tốt nhất, thay vì tìm cách tự chữa tại nhà, người bệnh nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa thăm khám để có phương pháp can thiệp y khoa hiệu quả hơn, tránh những biến chứng không đáng có do trĩ kéo dài gây ra.